Triệu chứng bệnh thuỷ đậu qua từng giai đoạn như thế nào?
Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Vậy triệu chứng bệnh thuỷ đậu qua từng giai đoạn như thế nào? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh thủy đậu xuất hiện do đâu?
Tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có biểu hiện điển hình là các mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch bên trong, mọc chi chít trên da khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi các nốt mụn nước xẹp đi sẽ để lại các tổn thương có dạng hình tròn, hơi lõm ở giữa và đóng vảy bên trên, khi lành dễ để lại sẹo lõm nông nhẹ.
Bất kỳ đối tượng nào chưa có miễn dịch với thủy đậu đều có khả năng lây nhiễm và mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra, dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể chia thành các giai đoạn khác nhau như:
- Giai đoạn ủ bệnh: Diễn ra từ 10 đến 20 ngày tính từ khi nhiễm virus. Ở giai đoạn đầu này, bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng nên rất khó nhận biết mình đang nhiễm bệnh.
- Giai đoạn khởi phát: Những triệu chứng đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện như: Mệt mỏi, nhức đầu và sốt nhẹ. Sau khi khởi phát khoảng 24 đến 48 giờ, những nốt ban đỏ sẽ xuất hiện trên da người bệnh. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như nổi hạch sau tai, viêm họng…
- Giai đoạn toàn phát: Lúc này, các triệu chứng của bệnh càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể thấy đau các cơ, đau đầu, có thể bị sốt cao, chán ăn, buồn nôn,...
Những nốt ban đỏ trên da của bệnh nhân có thể chuyển biến thành nốt phỏng nước và khiến cho người bệnh rất khó chịu và ngứa rát. Khi không thể chịu được ngứa, bệnh nhân sẽ cào gãi vào những nốt phỏng nước này khiến cho chúng vỡ ra và hình thành sẹo về sau. Đáng lo ngại hơn, tình trạng này còn có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.
Đặc biệt, những nốt phỏng nước sẽ không chỉ xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể mà còn xuất hiện ở niêm mạc miệng. Do đó, người bệnh rất khó khăn khi ăn uống.
Nếu không chăm sóc đúng cách, rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thông thường, nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng, dịch nước bên trong nốt phỏng sẽ chuyển sang màu đục hoặc có mủ, đồng thời những nốt phỏng này sẽ tăng kích thước.
- Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 10 ngày kể từ khi phát bệnh, những mụn nước đã vỡ sẽ khô lại và dần bong vảy. Giai đoạn này, bệnh nhân cũng cần phải chăm sóc da đúng cách để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh thuỷ đậu
Thời kỳ lây truyền bệnh thủy đậu của vi rút varicella-zoster là 1-2 ngày trước khi phát ban và cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ đóng vảy. Vậy đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu? Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu và trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi là đối tượng dễ nhiễm virus nhất. Riêng ở người lớn (trên 20 tuổi) thì tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ít hơn, khoảng 10% do đã có miễn dịch.
Người đã mắc bệnh thủy đậu thì thường có miễn dịch bền vững suốt đời, tuy nhiên cũng có khoảng 1% tái nhiễm. Một số người có thể bị thủy đậu nhiều hơn một lần trong đời nhưng trường hợp này rất hiếm. Với những người đã tiêm vắc xin thủy đậu mà vẫn mắc bệnh thì các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, ít mụn nước và nhẹ hoặc không sốt.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không nhận biết và điều trị kịp thời. Các mối nguy hiểm có thể bao gồm:
- Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, nguy cơ cao để lại sẹo rỗ.
- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chóng, khi tác nhân gây bệnh là VZV từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng.
- Viêm phổi: Biến chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh, dẫn đến suy hô hấp, phù phổi và gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban.
Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?
Để bệnh thủy đậu mau khỏi và hạn chế biến chứng, bạn có thể tham khảo những cách chữa và chăm sóc da dưới đây:
- Không nên cào gãi các nốt mụn nước để phòng tránh nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da và hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Người bệnh nên cắt ngắn móng tay, thường xuyên thay quần áo và giữ cho da được khô và sạch sẽ.
- Dùng thuốc điều trị: Trường hợp bị sốt cao, người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt, nếu thấy đau nhức toàn thân thì cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm,... theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc kháng virus: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị nhiễm bệnh, đồng thời giảm mức độ nguy hiểm của bệnh, nhưng cũng cần dùng theo chỉ định từ bác sĩ.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước sạch, ấm...
- Uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Hỗ trợ cải thiện bệnh thủy đậu nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người mắc nên kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.
Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh thủy đậu. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng; Giúp làm dịu da, giảm ngứa; Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo. Vừa qua, sản phẩm Subạc cũng vinh dự đạt giải thưởng "Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024".
Bên cạnh đó, nếu muốn giúp phòng ngừa và đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh thủy đậu, bạn cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng bằng sản phẩm cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh thủy đậu, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.
Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh thủy đậu. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bạn phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả!
Anh Thư
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Người đàn ông 61 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì mắc sai lầm này khi ăn rau
Bệnh thường gặp - 23 phút trướcGĐXH - Loại rau khiến người đàn ông mắc bệnh thận mãn tính phải chạy thận suốt đời là rau bina, hay có tên khác là cải bó xôi, rau chân vịt.
Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcUng thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.
2 người đàn ông ngoài 40 tuổi đột quỵ, tiên lượng rất nặng từ thói quen ban đêm nhiều người hay gặp
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, cả 2 trường hơp đều không có bệnh lý mạn tính, tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại di chứng nặng nề và đe dọa tính mạng người bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy ở Phạm Văn Đồng
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Sáng 19/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện E làm việc và thăm hỏi các nạn nhân trong vụ cháy tại số nhà 258 Phạm Văn Đồng, TP Hà Nội.
Sợ con đóng bỉm cả ngày bí bách, mẹ Việt thở phào khi tìm ra giải pháp
Sống khỏe - 5 giờ trướcBỉm thực sự là một phát minh vĩ đại, vừa tiện lợi lại còn vệ sinh. Nhiều em bé còn đóng bỉm 24/24 giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng bỉm sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khi làn da mỏng manh của bé phải chịu độ ẩm và nhiệt độ cao từ bỉm suốt cả ngày, khiến nhiều bé gặp phải tình trạng hăm tã, nổi mẩn đỏ, và thậm chí là viêm nhiễm.
Bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai, bố mẹ bàng hoàng khi biết nguyên nhân
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu nghiêm trọng sốt cao kèm với các tổn thương ngoài da dạng bọng nước. Tại đây, trẻ được chẩn đoán mắc giang mai bẩm sinh.
5 dấu hiệu cho thấy thận suy yếu, có một cũng cần đến bệnh viện ngay
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcThận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo thận đang suy yếu, bạn cần đặc biệt lưu ý.
Người đàn ông 42 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp, thừa nhận một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 42 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp cho biết, anh làm nghề lái xe taxi, có thói quen hút thuốc lá nhiều năm nay.
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu
Sống khỏe - 11 giờ trướcMột nghiên cứu mới đã mang đến hy vọng cho hàng triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu.
5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcDưới đây là 5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ bạn nên bổ sung thường xuyên.
Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua
Mẹ và béGĐXH - Dù bất ngờ với chẩn đoán con gái 7 tuổi bị dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị đúng hướng.