Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải tránh điều này để bảo vệ cả gia đình bạn!
GiadinhNet - Trước khi có ý định ăn lẩu vào ngày lạnh, bạn nên thuộc "nằm lòng" những điều tối kỵ dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình.
Từ lâu, món lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhất là trong những ngày trời lạnh. Một nồi lẩu có thể là cái "cớ" để gia đình quây quần, hội tụ. Bạn có thể chọn đa dạng thực phẩm, có thể phục vụ nhu cầu và sở thích của nhiều người. Thế nhưng sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù là món phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Cụ thể, một số người bị dạ dày nên kiêng lẩu thái chua cay. Chất cay trong nước lẩu có thể gây tổn thương dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra những người có đường tiêu hóa kém cần hạn chế ăn lẩu vì dư thừa đạm có thể gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm hoặc mỡ. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu vì nước lẩu nhiều gia vị, không tốt cho thai nhi.

Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn lẩu tuyệt đối tránh 5 sai lầm phổ biến dưới đây:
Không ăn nhanh khi đồ ăn còn nóng
Nhiệt độ bình thường của trà và các món ăn nóng sẽ dao động ở khoảng 35 - 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước lẩu đang sôi sùng sục lại có thể chạm mức tới 110 độ C. Chính vì vậy, các nguyên liệu vừa mới vớt ra khỏi nồi lẩu thường rất nóng. Nếu ngay lập tức cho vào miệng thì chắc chắn sẽ làm tổn thương màng nhầy của đường tiêu hóa và khoang miệng. Hậu quả là dễ gây viêm loét dạ dày, thực quản. Vậy nên tốt nhất bạn cần chú ý đợi nguội hoặc chấm chút gia vị rồi mới nên ăn.
Không dùng chung đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Khi nhúng đồ ăn vào nồi lẩu, đũa thường chạm vào cả nguyên liệu sống và chín. Thậm chí, có người còn dùng chung một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này rất dễ đưa vi khuẩn trong thức ăn sống đi vào khoang miệng. Vậy nên, bạn cần chú ý chuẩn bị 2 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và đồ chín riêng khi ăn.
Không nên ngồi ăn lẩu quá 2 - 3 tiếng
Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Ảnh minh họa
Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Không ăn lẩu rồi uống đồ lạnh cùng lúc
Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 4 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.