Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời lạnh buốt, tắm bao nhiêu lần/tuần là vừa?

Chủ nhật, 13:11 21/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Miền Bắc mấy hôm nay rét đậm nên nhiều người lười tắm, hậu quả là bị ngứa ngáy khắp người. Nhiều người có con nhỏ - đặc biệt là những người mới làm mẹ lần đầu - rất lo con bị cảm lạnh vì tắm không đúng cách.

 

Lười tắm còn an toàn hơn

Nhiều người trẻ dù trời lạnh nhưng ngày nào cũng tắm, thậm chí tắm vài lần/ngày. Hậu quả là chất axít hữu cơ do da tiết ra để giữ cho da trơn và mềm vốn đã ít lại bị rửa sạch, khiến da khô và nứt nẻ, dễ bị ngứa. Huyết quản dưới da cũng co lại, làn da dễ bị kích ứng, tổn thương bởi lớp phòng vệ tự nhiên giảm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.

Nhưng lại có nhiều người sợ rét nên ngại tắm, với hậu quả là ngứa ngáy, khó chịu khắp người.

Các bác sĩ khuyên: Lạnh dưới 10 độ C nói riêng, và tắm mùa đông nói chung cứ 2 -3 ngày nên tắm 1 lần. Những người da khô (do ngồi điều hòa cả ngày) có thể 3 - 4 ngày tắm 1 lần. Người già da mỏng và da hay co lại thì 1 tuần tắm 1 lần cũng được.

Lưu ý là vùng kín, vùng da dưới cánh tay, khoeo chân có nhiều vi khuẩn, cần lau rửa sạch sẽ hàng ngày.

Sai lầm tuyệt đối tránh khi tắm ngày lạnh

- Không tắm ngay sau khi ăn no vì cơ thể phải gồng lên để chống chọi với giá lạnh, nước lạnh nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.

- Không tắm ngay sau khi uống rượu bia, chất có cồn vì sẽ gây co huyết quản, dễ bị cảm, có thể vỡ mạch máu... Đã có nhiều người bị đột quị vì tắm sau khi uống rượu bia dẫn tới tăng huyết áp tăng, nguy hiểm tới tính mạng.

- Ban đêm nhiệt độ xuống thấp nhất, tuần hoàn kém hơn nên tắm đêm rất dễ bị nhiễm lạnh, gây thiếu máu não nghiêm trọng, bất tỉnh, hôn mê. Đặc biệt nguy hiểm là bị cảm (nhất là khi đã có men cồn, chất kích thích) vì khả năng tử vong rất cao.

-Dù tắm nước nóng cũng không dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Hãy xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể.

- Không tắm nước quá nóng vì dễ làm da bị kích ứng, khô da và không tốt cho hệ tim mạch. Mùa lạnh chỉ nên tắm ở nhiệt độ từ 24-30 độ C.

- Không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi, vì xà phòng chứa kiềm mạnh ngấm vào da sẽ mệt mỏi hơn. Tắm xong cũng không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng.

- Không nên cạo lông chân, tay trước khi tắm. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi vì dễ bị mệt mỏi, bị cảm lạnh, xây xẩm mặt mũi, thậm chí tử vong.

Hãy nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.

-Chỉ nên dùng ít sữa tắm (người da khô chỉ tắm bằng nước sạch). Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.

Tắm nhanh hay lâu?

Nếu vì lạnh mà tắm quá nhanh thì cơ thể không sạch, da không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Nhưng 2-3 ngày mới tắm một lần nên nhiều người sẽ tắm lâu. Sai lầm này dễ làm da dễ bị mất nước, khô và cơ thể bị mệt mỏi, thiếu dưỡng khí, cơ thể mệt mỏi, gây thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và co rút mạch, đau thắt ngực, thậm chí đột tử do cung cấp máu cho não ít đi…

Mùa lạnh chỉ nên tắm khoảng 10 phút. Tắm bồn khoảng 20 phút. Tắm vòi hoa sen chỉ 5-7 phút. Nên kỳ cọ nhanh tay và nhớ massage mặt một chút khi tắm.

Cách tắm an toàn?

Quy trình tắm là: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu.

Ngày lạnh giá hãy dội nước ấm vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi nhanh với nhiệt độ môi trường.

-Tắm dưới vòi nước nóng, để nước chảy phía sau khi kỳ cọ, làm sạch phía trước và ngược lại.

Hoặc cầm vòi hoa sen (không treo) và đưa khắp cơ thể ở khoảng cách 10cm để massage da rất tốt. Hoặc dùng bông tắm để massage da. Hoặc dùng khăn mềm kỳ cọ da. Chú ý kỳ cọ da vùng lưng.

-Không nên gội đầu xong mới tắm vì các mạch máu trên đầu khó lưu thông, chênh lệnh nhiệt độ đột ngột sẽ gây choáng váng.

-Tắm xong nên dùng khăn tắm to mềm mại để lau người cho nhanh khô và tránh tổn thương da. Mùa đông nên chọn loại sữa tắm giàu chất dưỡng ẩm giúp da giữ ẩm.

-Sau khi tắm cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.

-Bước ra khỏi phòng tắm cần mặc đủ ấm để tránh bị cảm vì chênh lệch nhiệt độ trong – ngoài phòng tắm. Không ra gió ngay khi vừa tắm xong. Cũng không nên ra đường ngay vì dễ bị cảm. Nếu buộc phải ra cần mặc đủ ấm, đeo khẩu trang bảo vệ mũi họng.

Không tắm khi đói, không khóa cửa phòng tắm

Các bác sĩ khuyên mọi người không nên tắm khi đói vì sẽ làm đường huyết hạ, chóng mặt, ngất xỉu. Chỉ nên tắm trước khi ăn khoảng 1 giờ, hoặc sau ăn khoảng 2 giờ mới an toàn.

-Người mắc bệnh huyết quản tim não, bệnh tiểu đường… trước khi tắm nên ăn một chút gì đó để lót dạ, và uống thuốc chữa trị trước.

-Nếu đang tắm thấy chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,  tim đập nhanh… thì nên lập tức đi ra khỏi phòng tắm nằm xuống nghỉ ngơi, uống chút nước nóng hoặc nước đường.

-Trời lạnh khi tắm không nên khóa cửa phòng tắm để nếu có chuyện xảy ra thì dễ dàng ứng cứu.

Lưu ý thông gió phòng tắm, tránh khí, hơi nước nóng bốc lên nhiều gây thiếu ôxy.

Cách tắm cho trẻ em ngày lạnh:

-Ngày lạnh chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.

-Không tắm cho bé từ 11h – 13 giờ.

Tốt nhất nên tắm từ 10 - 10h30, hoặc từ 13 giờ tới 16 giờ - là những khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất trong ngày.

-Thời gian tắm không quá 5 phút (kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu).

-Nước tắm luôn đủ ấm.

 

Trà Giang (Tổng hợp)

Ha Duong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 9 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top