Trời lạnh sâu: Cảnh báo nguy cơ liệt nửa mặt, méo miệng gia tăng, đặc biệt căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa
Bạn nghĩ rằng tình trạng liệt mặt chỉ xảy ra với người già nhưng câu chuyện với chàng trai trẻ sau đây có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Bạn có từng nghĩ rằng liệt nửa mặt, méo miệng là căn bệnh riêng của người già? Tình trạng méo một bên mặt do liệt dây thần kinh số 7 khiến cho cuộc sống của nhiều người trở nên khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí còn bị mặc cảm, tự ti vì ngoại hình.
Có một thực tế là căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Bên cạnh đó, di chứng liệt mặt cũng thường xuyên xảy ra khiến chúng ta gặp phải những nguy cơ khôn lường về sức khỏe. Dưới đây là câu chuyện có thật về một chàng trai trẻ trên diễn đàn Zhihu có nickname là Trất Tật Phong (người Chiết Giang, Trung Quốc) hiện đang công tác trong lĩnh vực máy tính với hành trình chữa bệnh và trị liệu để khôi phục gương mặt bị liệt dây thần kinh số 7.
Quá trình khởi phát bệnh
Cách đây 2 năm, vào mùa đông ở Trung Quốc, do không chú ý giữ ấm cơ thể lại có thói quen thức khuya để làm việc đêm nên Tật Phong đã bị liệt mặt sau khi ngủ dậy. Được biết, vào sáng hôm đó, anh ngủ dậy thấy má trái không cử động được, mắt cũng chẳng thể nhắm chặt, lông mày không nhướn lên được. Lúc đó, Tật Phong vô cùng hoảng sợ và ngay lập tức tới bệnh viện để kiểm tra.
Hành trình chữa bệnh của Tật Phong
Sau khi bác sĩ chẩn đoán và thực hiện một loạt các cuộc kiểm tra, Tật Phong được chẩn đoán bị liệt mặt (hay còn gọi là bệnh liệt dây thần kinh số 7) và được nhập viện để điều trị.
Đầu tiên, anh được điều trị bằng phương pháp châm cứu thông thường, rồi điều trị bằng điện xung kết hợp với thuốc. Trên thực tế, tình hình cũng không cải thiện nhiều, nhưng vì bệnh này không phải là loại bệnh hiếm gặp nên anh vẫn kiên trì theo phác đồ của bác sĩ. Chỉ có mẹ Tật Phong là lo lắng, bà nói rằng anh chưa kết hôn, nếu không chữa được thì sẽ khó tìm được bạn gái.
Hành trình chữa bệnh tuy chậm, nhưng ít ra cũng có tiến triển
Sau hơn mười ngày điều trị, cuối cùng cũng đã có một chút cải thiện trên khuôn mặt của Tật Phong. Vì đã hết thời gian nghỉ phép, Tật Phong buộc phải nhanh chóng quay trở lại công ty làm việc. Do đó, anh đã nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc và các phương pháp trị liệu mà mình có thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, anh còn được hướng dẫn tập luyện tại nhà, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng bởi các chuyên gia để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà, rút ngắn thời gian điều trị.
Dưới đây là một số bài tập có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trên khuôn mặt, nó không chỉ chữa được bệnh liệt mặt mà còn có thể rèn luyện và duy trì sức khỏe. Bạn có thể học theo ngay nhé!
Bài tập 1: Chụm môi lại và hướng về phía trước.
Bài tập 2: Chuyển động môi sang trái sang phải.
Bài tập 3: Mím chặt môi, chu môi về phía trước, sau đó chuyển động tròn 360 độ sang trái hoặc sang phải.
Bài tập 4: Môi bắt đầu cử động phát ra âm thanh: mím chặt môi, sau đó giữa môi trên và môi dưới tạo ra âm thanh ba - ba - ba.
Bài tập 5: Chuyển động lưỡi chạm vào hai bên má: mím môi lại, dùng đầu lưỡi chạm vào má trong bên trái, rồi đến má trong bên phải, luân phiên trái - phải.
Bài tập 6: Đầu lưỡi chạm vào mặt sau của hàm dưới, lưỡi tì vào mặt sau của hàm trên, khi mở miệng, răng cửa hàm trên có cảm tưởng giống bạn dùng chúng để "cạo lưỡi".
Bài tập 7: Đóng môi và mở rộng đầu lưỡi ra sau môi trước của răng, xoay lần lượt theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 360 độ.
Bài tập 8: Lưỡi kéo ra kéo vào nhiều lần, có tác dụng truyền âm thanh và rèn luyện sự linh hoạt, dẻo dai của lưỡi.
Khi bắt đầu tập các động tác cười nhếch mép, nhếch môi, ngoáy lưỡi, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự khác biệt về khả năng kiểm soát khuôn mặt giữa khuôn mặt bên trái và bên phải. Vì là liệt mặt bên trái nên lúc đầu thực hiện các động tác này ở mặt trái rất khó, môi và lưỡi sau vài lần sẽ có cảm giác rất đau. Nhưng Tật Phong vẫn làm điều đó bất cứ khi nào anh có thời gian và thỉnh thoảng còn nhìn vào gương để xem các cử động của mình đã đúng vị trí và chúng có bị biến dạng hay không. Khi thực hiện cũng thấy cảm giác đỡ đau hơn, một động tác có thể làm cả trăm lần, lúc này khả năng kiểm soát của cơ mặt liệt rõ ràng được nâng cao.
Trong quá trình điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7, cần chú ý những gì?
1. Bệnh nhân khi bị liệt mặt cần lưu ý không rửa mặt bằng nước lạnh, tránh gió thổi trực tiếp, thay đổi thời tiết cần mặc giữ ấm, tăng cường vận động, tăng cường thể lực, đề phòng cảm lạnh. Sau khi ra mồ hôi, các lỗ chân lông trên cơ thể được mở ra, cần chú ý tránh gió, tránh lạnh để tránh cảm. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử đột quỵ cũng cần chú ý vận động chậm rãi như đứng dậy, cúi đầu, không nên tắm quá lâu. Đi đứng cẩn thận để tránh bị ngã.
2. Do mí mắt không khép hoặc không hoàn toàn ở một số bệnh nhân khi méo một bên mặt, cử động chớp mắt và phản xạ giác mạc chậm, lâu ngày giác mạc bị lộ ra ngoài dễ dẫn đến nhiễm trùng nội nhãn và làm hỏng giác mạc. Trong thời gian bị bệnh, bạn nên hạn chế xem tivi, điện thoại di động, nhất là phải đeo kính râm khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh, nhỏ một số loại thuốc làm dịu và kháng viêm cho mắt.
3. Đối với những người bị sưng tấy, đau nhức quanh tai, má có thể chườm nóng tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sưng tấy, giảm đau. Bạn có thể đắp khăn ấm và ẩm lên mặt tại nhà, ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút.
4. Người bệnh có thể tập trước gương các động tác như nâng trán, cau mày, nhắm mắt, mở mắt, nâng mũi, cười, nhe răng, phồng và huýt sáo. Ngày 2-3 lần, mỗi lần vài phút. Sau đó, xoa bóp các cơ bên bị đau từ 5-10 phút mỗi lần để thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ.
5. Bệnh nhân nên ăn ít thức ăn sống, lạnh và gây kích thích như thịt cừu, hải sản, ớt. Bỏ thuốc lá, nghiện rượu và các thói quen xấu khác. Ít muối, ít chất béo và ít cholesterol. Ăn nhiều sản phẩm đậu nành, rau và trái cây.
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 43 giây trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 13 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 16 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 17 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcKhám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.
Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Sống khỏe - 17 giờ trướcVừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 20 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.