Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trứng bị tẩy bằng axít clohydric (HCl): Mức độ độc hại tới đâu?

Thứ sáu, 08:21 16/10/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Thời gian gần đây dư luận lên tiếng nhiều về việc trứng gà nâu được hô "biến" màu vỏ để giả trứng gà ta. "Nước thần" được sử dụng có tên gọi là Axít clohydric (HCl) khiến nhiều người dân hoang mang không dám ăn trứng nữa.

 
Ăn trứng được tẩy bằng HCl có độc không, mức độc hại đến đâu? Các chuyên gia đã giải đáp về vấn đề này.
 
Những quả trứng đang được tẩy trắng.

Không nên dùng khi HCl ngấm vào trong lòng trứng

TS Trần Hồng Côn, khoa Hoá, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội cho biết: Bản thân HCl là một chất không độc hại, có vị chua. Trong bộ phận dạ dày của cơ thể người cũng có HCl. Chúng ta có thể phát hiện lượng HCl trong cơ thể mỗi khi bụng đói, ợ chua.

Axít clohydric chỉ độc hại khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể với nồng độ cao, theo cơ chế ăn mòn của axít. Ở nồng độ cao, nếu hít HCl vào phổi sẽ dẫn tới tình trạng keo tụ protein, khiến niêm mạc co lại, khô niêm mạc, nứt hoặc chảy máu, da bị sần, mẩn ngứa.

Axít clohydric có tính chất bào mòn, vì vậy, khi ngâm trứng màu nâu, nó có khả năng hô “biến” thành màu trắng. Tuy nhiên, theo TS Trần Hồng Côn, khi ngâm trứng, nhiều khả năng người ngâm trứng phải pha HCl với nồng độ thấp, nếu làm ngược lại, HCl sẽ ăn mòn hết vỏ trứng. Khi pha HCl với nồng độ thấp, khả năng gây độc cho cơ thể là không cao.

Để nhận biết quả trứng có an toàn hay không, khi đập trứng ra nếu thấy lòng trứng vẫn bình thường là dùng được. Trường hợp lòng trứng bị cô đặc lại (rất dễ nhận biết bằng mắt thường), không tươi nguyên thì tuyệt đối không nên sử dụng bởi HCl đã ngấm vào bên trong quả trứng.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ, ĐH Bách Khoa Hà Nội thì trong dạ dày của người có chứa HCl. Thậm chí HCl tinh khiết còn là một hoá chất được phép dùng trong công nghệ thực phẩm, chẳng hạn như sử dụng trong thuỷ phân khô lạc, khô đậu tương... Sau đó, lượng HCl còn dư lại sẽ được sử dụng làm muối ăn.

Với việc sử dụng HCl để tẩy vỏ trứng, theo TS Thịnh, nếu chỉ dùng với nồng độ thấp thì HCl khó có thể ngấm vào bên trong quả trứng.

GS.TS Trần Mạnh Trí, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hoá học và môi trường TP HCM cũng nhấn mạnh, axít clohydric chỉ độc hại khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.

Như vậy các nhà khoa học đều chung nhận định, HCl nếu dùng với nồng độ thấp sẽ không gây độc hại cho người sử dụng trứng. Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn nên cẩn thận khi nghi ngờ trứng có dùng phương pháp “hô biến” này. 

Người tẩy trứng dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp

Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, hợp chất hóa học Clorua hydro, là một chất khí không màu độc hại, có tính ăn mòn cao, tạo thành khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm. Hơi trắng này là axít Clohydric được tạo thành khi Clorua hydro hòa tan trong nước. Do bản chất axít của nó, Clorua hydro là một chất khí có tính ăn mòn khi có sự hiện diện của hơi ẩm.
 
Trong quá trình pha loãng axít và ngâm tẩy trứng, người trực tiếp tẩy trứng có thể hít phải khói HCl gây ra ho, nghẹt thở, viêm mũi, họng... Trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị phù phổi, tê liệt hệ tuần hoàn và tử vong. Người ngâm tẩy trứng cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến da do tiếp xúc với dung dịch tẩy trứng như bị mẩn đỏ, ngứa ngáy hay bỏng nghiêm trọng....

TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, HCl đậm đặc sẽ có mùi khó chịu, bay thành khí rất độc hại, có thể gây mù mắt nếu không biết cách sử dụng. Vì vậy,  người bị thiệt hại đầu tiên chính là những người tham gia quá trình tẩy trứng do hít phải khói của  HCl.

Rất khó phân biệt trứng tẩy ở chợ

Rất khó phân biệt trứng gà có tẩy axít hay không khi đi chợ vì chỉ với nồng độ đậm đặc, HCl mới có mùi khó chịu và gây ra hiện tượng sặc sụa khi ngửi. Còn ở nồng độ thấp, lại bị bay hơi qua nhiều khâu như: Vận chuyển, bán hàng... thì rất khó phân biệt trứng có tẩy hay không. Để biết trứng có bị ngấm axít, chỉ có cách là đập trứng ra bát. Nếu lòng trứng bị đặc lại thì đích thị quả trứng đó đã bị nhiễm axít clohydric.

TS Trần Hồng Côn, khoa Hoá, trường ĐHKHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội

 
Mai Thúy
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 ngày trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Top