Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trứng - Thủ phạm gây béo phì?

Thứ hai, 10:49 29/12/2008 | Sống khỏe

Lâu nay, với nhiều người, lòng đỏ trứng mắc nỗi oan Thị Kính khôn bề biện giải. Thực ra, trứng là nguồn cung cấp phospholipid – những chất béo thông minh – cho não, chứ không phải là thủ phạm gây ra béo phì và cholesterol cao trong máu

Ảnh minh họa.

Phospholipid là những chuyên gia về cô lập, giúp tạo ra chất tuỷ bao bọc toàn bộ thần kinh và qua đó thúc đẩy một sự lan truyền suôn sẻ những tín hiện trong não. Không chỉ nâng cao hiệu suất tính tình, trí tuệ và tinh thần của bạn, phospholipid còn bảo vệ trí nhớ suy giảm do tuổi tác và khỏi căn bệnh alzheimer.

Có hai loại phospholipid – choline phosphatidyl và serine phosphatidyl (SP). Những thứ này hơn một lần bạn từng nghe các nhà bán sữa nhắc đến trong các loại sữa giúp trẻ thông minh. Bổ sung choline phosphatidyl và SP đem lại nhiều lợi ích tích cực cho não của bạn.

Nghiên cứu trên chuột tại Duke University Medical Center ở Mỹ chứng minh rằng bổ sung choline trong thời gian mang thai giúp chuột mẹ đẻ ra lứa chuột con có “đầu óc” trội hơn với nhiều liên kết thần kinh hơn, và nhờ đó, cải thiện năng lực học tập và trí nhớ tốt hơn, tất cả những nhân tố này kéo dài đến lúc già (1). Hiệu quả tích cực của việc bổ sung SP cũng đáng ngạc nhiên. Trong một nghiên cứu, bổ sung SP giúp cải thiện trí nhớ đáng kể.

Sự thật về phospholipid

Mặc dầu cơ thể có thể sản sinh phospholipid, nhưng bổ sung qua chế độ ăn vẫn tốt hơn. Nguồn phospholipid giàu nhất, như đã nói, là lòng đỏ trứng và phủ tạng động vật. Có vẻ như ngày nay chúng ta ăn những thứ này ít hơn cách đây nhiều thập kỷ. Là do một nỗi ám ảnh không có sở cứ cho rằng trứng làm tăng cholesterol – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim mạch. Hệ quả là lượng tiêu thụ phospholipid giảm sút mạnh, ngược lại các căn bệnh về trí nhớ và về năng lực tập trung tăng cao.

Tại sao trứng tốt cho bạn?

Liệu trứng có nhiều chất béo và cholesterol? Nhưng bạn nên nhớ rằng các chất béo thiết yếu có lợi cho bạn. Loại chất béo trong trứng tuỳ thuộc vào thức ăn mà bạn nuôi gia cầm. Trứng vịt thả đồng với chế độ ăn giàu cá, sẽ cho ra trứng giàu omega-3. Bao lâu mà bạn không chiên lên thì trứng còn là thức ăn cực tốt cho não và là nguồn cung cấp choline giàu nhất.

Đối với cholesterol, chúng ta quên rằng chất ấy là thiết yếu cho sức khoẻ. Não của bạn chứa một lượng lớn cholesterol và nó được dùng để tạo ra các hormone giới tính như oestrogen, progesterone và testosterone. Ngôn ngữ bình dân bảo đó là chất làm cho người ta sung. Ăn nhiều trứng dễ gây đau tim là không đúng.

Một trong những nghiên cứu sau đây chứng minh điều đó. TS Alfin-Slater, đại học California, cho 25 người mạnh khoẻ có mức cholesterol trong máu bình thường ăn mỗi ngày hai trứng (kể cả những thực phẩm giàu cholesterol trong khẩu phần ăn bình thường của họ) trong vòng tám tuần lễ. Một nhóm 25 người khoẻ mạnh khác được cho ăn thêm mỗi ngày một trứng trong vòng bốn tuần lễ, rồi ăn hai trứng mỗi ngày trong vòng bốn tuần lễ kế tiếp. Kết quả cho thấy không có sự thay đổi cholesterol trong máu.

Lecithin là nguồn phospholipid trực tiếp

Lecithin là nguồn phospholipid tốt nhất và được bán rộng rãi trong các tiệm thuốc. Liều dùng lý tưởng là 5g mỗi ngày, hoặc nếu dạng choline liều cao (high PC) thì giảm còn một nửa.

Choline: trí nhớ được tạo ra từ chất này

Acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh trí nhớ, được tạo ra trực tiếp từ choline. Thiếu hụt choline là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ. Cá, đặc biệt là cá mòi, giàu choline. Trứng như đã nói, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu đỗ khác.

Bổ sung choline không chỉ tạo thêm acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh trí nhớ, nó còn là một chất liệu xây dựng đối với tế bào thần kinh và các điểm thụ thể cho chất dẫn truyền thần kinh.

Đừng quên serine phosphatidyl

Biệt danh là SP, serine phosphatidyl cũng không kém phần quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy trí nhớ của bạn. Được coi như là phân tử trí nhớ, SP là một dưỡng chất khôn ngoan có thể khuếch đại năng lực não bộ của bạn. Tuy cơ thể có thể tạo ra SP riêng, chúng ta vẫn phải lệ thuộc một phần vào nguồn cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày.
 
Các bữa ăn hiện nay thường nghèo SP – trừ phi bạn ăn nhiều phủ tạng động vật, trong trường hợp đó bạn mới có thể thủ đắc được 50mg SP mỗi ngày. Ăn chay thì cung cấp cho cơ thể chưa tới 10mg/ngày. Cung cấp cho cơ thể 100 – 300mg mỗi ngày có thể tạo ra một sự khác biệt thật sự.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 40 phút trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 16 giờ trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Top