Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trùng tu di tích Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam): Sẽ chấm dứt công năng giao thông?

Thứ sáu, 10:52 19/08/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Chùa Cầu là biểu tượng, linh hồn của phố cổ Hội An (Quảng Nam) và là di sản văn hóa thế giới. Sau hơn 400 năm xây dựng, Chùa Cầu hiện đã xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào để không đánh mất cái “hồn” phố Hội là điều mà các nhà quản lý, nhà khoa học đang “đau đầu” tìm giải pháp. Thậm chí, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, GS.TS KH Vũ Minh Giang còn cho rằng nên tính đến phương án chấm dứt công năng giao thông của di sản này.

Chùa Cầu – biểu tượng và linh hồn phố cổ Hội An.
Chùa Cầu – biểu tượng và linh hồn phố cổ Hội An.

Cây cầu cổ duy nhất phố Hội

Người dân phố cổ và cả nước mấy ngày nay đang quan tâm đến sự việc Chùa Cầu, biểu tượng, linh hồn của phố cổ Hội An sẽ được trùng tu như thế nào sau Hội thảo quốc tế “Trùng tu di tích Chùa Cầu” được tổ chức mới đây ở Hội An. Nhiều người lo lắng liệu sau khi được trùng tu, cái “hồn” phố Hội có bị đánh mất?

Theo các nhà nghiên cứu, từ những năm đầu thế kỷ XVII đến nay, đã hơn 400 năm người Nhật Bản đến Hội An. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ, sinh sống và hoạt động giao thương ở Hội An, người Nhật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa Việt, cụ thể là văn hóa Nhật Bản đã ghi dấu ấn vào văn hóa Hội An cùng với thời gian.

Hiện nay, ở Hội An còn một cây cầu cổ duy nhất, dân gian gọi là Chùa Cầu. Theo những thư tịch cổ thì cây cầu được người Nhật xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XVII. Chiếc cầu dài 18m, rộng 3m, được làm bằng gỗ, sơn son, có chạm trổ khá tinh vi. Mặt cầu vồng lên ở quãng giữa, có mái che uốn cong mềm mại. Ở hai đầu cầu có thờ các tượng thú, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Có giả thuyết cho rằng, cây cầu này được xây dựng vào năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất nên thờ các con thú này để ghi nhớ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết đây là những vật tổ mà người Nhật đã bái thờ từ cổ xưa.

Cây cầu nơi đây tồn tại lâu dài là sự biểu hiện của tương thân, thông hiểu sâu sắc của những người dân bản xứ nơi đây với những người bạn từ phương xa đến. Hiện nay, Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng văn hóa cho đô thị cổ Hội An, quần thể kiến trúc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đã 7 lần tu bổ nhưng vẫn xuống cấp nghiêm trọng

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An, đến nay, Chùa Cầu đã được cộng đồng cư dân Hội An tu bổ lớn ít nhất 7 lần (vào các năm 1763, 1815, 1875, 1917, 1962, 1986 và 1996). Qua đó, đã góp phần chống xuống cấp cho di tích Chùa Cầu và làm cho di tích ngày càng đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện nay Chùa Cầu đang đứng trước nguy cơ xuống cấp với áp lực ngày càng nặng nề hơn.

“Hàng ngày, Chùa Cầu phải đón tiếp một lượng lớn khách tham quan với trung bình là 4.000 lượt khách/ngày. Trong khi đó, dưới cầu là sự chuyển biến của dòng chảy, Chùa Cầu lại nằm ngay vùng rốn lũ Hội An nên những tác động này đang làm cho các mố, trụ cầu bị nứt, nhiều cột, vì kèo có dấu hiệu bị hư hỏng, mục rỗng… tạo thêm nguy cơ mất an toàn cho di tích”, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết.

GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia phân tích: “Ngay phần thân cầu, tại nhiều vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột bị mục rỗng. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh không thể khớp nối nhau. Các phần mố trụ đỡ Chùa Cầu đã và đang xuất hiện nhiều vết nứt, loang lổ, bong tróc vôi vữa…”.

Trùng tu nhưng đừng đánh mất “hồn” phố Hội

Theo ThS Võ Thị Hường Trang (Sở KH&CN Quảng Nam), để có những giải pháp hợp lý bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Chùa Cầu thì cần phải thống nhất một quan điểm chung để bảo tồn công trình kiến trúc cổ này. “Chùa Cầu vẫn được xem là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vẫn góp mặt vào mạch sống của Hội An đương đại, cũng như hiện thân của phố cổ ở bất kỳ nơi đâu. Ở một góc độ nào, chúng ta vẫn phải xem Chùa Cầu là một thực thể sống, góp mặt trong hồn chung phố cổ. Hiện nay, tinh thần này cần được duy trì, bởi lẽ chúng ta đang sở hữu một tài sản quý giá. Nếu trùng tu không cẩn thận sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc, không chỉ về mặt giá trị kiến trúc mà còn ảnh hưởng đến các giá trị di sản văn hóa, tín ngưỡng đã tồn tại trong đó hàng trăm năm”, ThS Võ Thị Hường Trang cho biết thêm.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng (Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cho rằng, muốn thực hiện tốt công tác trùng tu Chùa Cầu, cần phải khảo sát thật kỹ hiện trạng của Chùa Cầu, từ đó có chẩn đoán đúng “bệnh” mới có thể đề ra phương án phù hợp.

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng đề xuất 3 phương án trùng tu là: Tu bổ cục bộ, hỏng chỗ nào sửa chổ đó; tu bổ theo cách hạ giải từng phần công trình, kết cấu của Cầu; tu bổ theo phương pháp hạ giải toàn bộ. Trong 3 phương pháp này, phương án hạ giải toàn bộ để xử lý triệt để các hạng mục của Cầu là phù hợp với hiện trạng xuống cấp của Chùa Cầu hiện nay. Bởi trên thực tế, các hạng mục của Chùa Cầu đã có nhiều thay đổi, chân cầu có chỗ dịch chuyển ít nhiều, các cấu kiện gỗ qua nhiều lần tu sửa chất lượng cũng đã khác nhau. Vì thế, nếu không tu sửa tổng thể sẽ không tránh khỏi việc sửa đi sửa lại nhiều lần, sửa được chỗ này, một vài năm sau chỗ khác lại hỏng.

Còn với GS.TSKH Vũ Minh Giang (Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), việc tu sửa Chùa Cầu nên tiếp cận theo hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của một di sản văn hóa. Cụ thể là nên trùng tu theo quan điểm đồng bộ, toàn diện; phải đối xử với Chùa Cầu như một di sản văn hóa có giá trị và cần phải tính đến chuyện chấm dứt công năng giao thông của cây cầu này.

“Du khách vẫn có thể lên Chùa Cầu tham quan và hành lễ nhưng đó lại là yêu cầu hưởng thụ cao hơn nên phải trả phí như vào thăm quan một di tích”, GS.TSKH Vũ Minh Giang nêu vấn đề.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH ngày 18/8, Chủ tịch UBND TP Hội An ông Nguyễn Văn Dũng cho biết có nhiều giải pháp mà các nhà khoa học…đưa ra nhằm “cứu” Chùa Cầu. Cái chính là chọn giải pháp nào cho phù hợp, không đánh mất cái “hồn” của phố Hội.

“Sắp tới đây chúng tôi cùng với lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh, các nhà khoa học sẽ kiểm tra, khảo sát lại toàn bộ Chùa Cầu kỹ lưỡng, lúc đó mới tổ chức hội thảo rồi định ra giải pháp cụ thể. Hiện chưa ấn định thời gian để trùng tu Chùa Cầu, phải có một vài hội thảo nữa mới ấn định được”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự cho biết, trong quá trình tu sửa di tích không được làm biến dạng di tích. Nếu Chùa Cầu bị biến dạng thì ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư và tình cảm của người dân Hội An và cả nước. Vì thế, cần thêm nhiều hội thảo, nghiên cứu, đánh giá về việc tu sửa Chùa Cầu.

Đức Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 2 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 3 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 4 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 5 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 5 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

Pháp luật - 5 giờ trước

Nhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Top