Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường tăng học phí theo lộ trình, sinh viên kêu trời

Thứ ba, 08:01 26/09/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, nhiều trường đại học đã tăng học phí gấp 2, thậm chí gấp 3, 4 lần so với mọi năm. Điều này gây ra những khó khăn cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo.

Sinh viên “sốc” với mức tăng học phí

Đón nhận niềm vui nhập trường chưa được bao lâu, nhiều bạn sinh viên Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch lại lo lắng vì học phí từ năm 2018 sẽ tăng lên tới 2,7 đến 4,8 lần so với mọi năm. Theo đó, việc tăng học phí Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 tính từ tháng 9 đến hết tháng 12/2017, học phí SV có hộ khẩu tại TP.HCM sẽ đóng theo mức dành cho trường ĐH chưa tự chủ tài chính toàn phần là 1.070.000 đồng/SV/tháng (tính trung bình 10,7 triệu đồng/năm học 10 tháng). SV các địa phương khác theo học tại trường dự kiến mức thu cao hơn là 2,2 triệu đồng/tháng (khoảng 22 triệu đồng/năm 10 tháng).

Học phí dự kiến ở giai đoạn 2 (từ tháng 1/2018 trở đi) sẽ được tính theo nhóm trường tự chủ tài chính toàn phần. Theo đó, học phí sẽ áp dụng chung cho sinh viên cả nước và có sự khác nhau tùy ngành đào tạo, trong đó cao nhất là 4 ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược sĩ ĐH, cử nhân khúc xạ với 4,4 triệu đồng/tháng. Ngành cử nhân xét nghiệm y học thu 3,6 triệu đồng/tháng, cử nhân y tế công cộng 2,5 triệu đồng/tháng. Các ngành cử nhân điều dưỡng (hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học), cử nhân kỹ thuật y học thu 3 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mỗi SV theo học tại trường này sẽ đóng từ 25 - 44 triệu đồng/năm học. So với mức học phí đang được TP.HCM cấp bù kinh phí đào tạo hiện nay (khoảng 9 triệu đồng/năm), mức này tăng lên tới 2,7 đến 4,8 lần tùy ngành.

Điều đáng nói, tháng 3/2017 (thời điểm trước khi thí sinh đăng ký dự thi), nhà trường không hề có những thông tin cụ thể về học phí mà chỉ thông báo “Nhà trường sẽ công bố trên web sau khi được UBND TP.HCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”. Chỉ đến khi nhập học, nhiều sinh viên mới tá hỏa với mức học phí cao chót vót của nhà trường.

Nhiều bạn sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng trong tâm lý tương tự khi nhà trường thông báo sẽ áp dụng thu mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 tăng lên là 14 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2018 - 2019 là 16 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2019 - 2020 là 17,5 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức phí này tăng gấp đôi so với mọi năm.

Nhiều trường đại học khác như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học FPT, Học viện Tài chính, Đại học Hà Nội... cũng có mức tăng học phí cao so với những năm trước. Điều này đã gây ra không ít lo lắng cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo.

Theo bạn Hoàng Thu Thủy – sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Mức tăng học phí bất ngờ như vậy ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của những sinh viên nghèo như chúng em. Mức học phí trước đây, chúng em cũng đã phải chật vật đi làm thêm để đủ tiền, nay mức học phí tăng lên thế này bọn em không biết xoay sở sao”.

Trên một fanpage dành cho sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nhiều bạn sinh viên than thở. “Không biết lấy tiền đâu mà nộp học bây giờ”, “Lúa còn non trên đồng, lợn còn đang nhỡ trong chuồng, tiền đâu ra mà nộp đây”. Còn tại Trường ĐH Tài chính – marketing, ngay sau khi nhà trường công bố mức học phí cho năm học mới, nhiều sinh viên đã phản ứng. Theo các bạn sinh viên này, trong khi điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, học sinh phải học tại những cơ sở đi thuê mà nhà trường lại tăng học phí. Ngay sau đó, lãnh đạo nhà trường đã họp đại diện sinh viên để thông tin rõ hơn về lộ trình tăng học phí. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều phụ huynh, sinh viên đặt ra là tăng học phí, chất lượng đào tạo có tăng lên?

Mục đích của tự chủ không phải để tăng học phí

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội, đồng thời là Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng vấn đề tự chủ là vấn đề cần thiết, quan trọng của nền giáo dục: “Nếu chúng ta không giao cho các trường tự chủ thì chúng ta không bao giờ có chất lượng, giáo dục thật. Tự chủ có nhiều hình thức như tự chủ theo hình thức vẫn dùng ngân sách Nhà nước, Nhà nước vẫn xây trường nhưng nhà trường được tự chủ về xây dựng chương trình, tự chủ về tuyển chọn giáo viên, tự chủ về mặt tài chính. Như thế nhà trường không cần phải tăng thêm tiền ngay. Việc tăng tiền học phí sẽ áp dụng cho những chương trình học cao hơn, nhà trường muốn có chương trình học chất lượng hơn có thể thỏa thuận với phụ huynh, học sinh. Nhưng vấn đề tăng học phí cũng chỉ trong một giới hạn nhất định vì đó vẫn là trường công, vẫn có đầu tư. Mục đích tự chủ không phải để thu học phí mà là việc sử dụng kinh phí để đầu tư cho giáo dục một cách hiệu quả”. Ông Nguyễn Tùng Lâm cũng nhấn mạnh thêm: “Vấn đề thu học phí cần phải được công khai, phải có tính toán kĩ lưỡng. Nhà trường tăng học phí nhưng tăng để làm gì, đầu tư vào đâu. Chúng ta cũng cần có những cơ quan thẩm định, tính toán mức tăng học phí cho phù hợp. Tăng học phí phải căn cứ vào chất lượng giáo dục, đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất ra sao.

Đối với sinh viên đại học, nếu là trường công lập thì Nhà nước vẫn phải đầu tư, nếu còn là trường tư nhân, Nhà nước không đầu tư thì cần có sự thỏa thuận với phụ huynh, học sinh. Nếu là trường công, cần có những tính toán kĩ, cần có những suất học bổng để đảm bảo việc học cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo. Các trường nên có một lộ trình cụ thể, lâu dài chứ không thể cứ tự ý tăng ra sao cũng được”.

“Việc tăng học phí cũng sẽ giúp tăng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên cần có một cơ quan thẩm định, giám sát, đánh giá chất lượng của quá trình tự chủ, cần tạo niềm tin trong nhân dân. Không thể để tình trạng, thực hiện tăng học phí 1 – 2 năm nhưng chất lượng thì vẫn cứ như vậy”, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội TLGD Hà Nội.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 1 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 1 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 5 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý

Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.

Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án

Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.

Top