Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tư liệu ít biết về câu hát tỏ tình xuyên qua tường thép nơi… "địa ngục trần gian"

Thứ ba, 07:00 04/02/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Nơi đây một thời chỉ nghe tiếng roi vun vút, tiếng búa đóng đinh vào cơ thể người không kể ngày đêm. Nhưng trên mảnh đất đầy đau thương và chết chóc này, tình yêu vẫn nở hoa, mà không một ngục tù nào có thể giam cầm. Họ yêu nhau ngay khi chưa gặp mặt nhau, yêu vì những câu hát ngọt ngào, mượt mà sau song sắt nhà lao.

Côn Đảo được biết đến là chốn "địa ngục trần gian", nơi giam giữ, tra tấn những người tù cách mạng "cứng đầu" nên Mỹ - Diệm tìm cách đày ra đảo tù khổ sai và "tuyên án" ngay dưới gốc cây bàng trên đảo. Nơi đây một thời chỉ nghe tiếng roi vun vút, tiếng búa đóng đinh vào cơ thể người không kể ngày đêm. Nhưng trên mảnh đất đầy đau thương và chết chóc này, tình yêu vẫn nở hoa, mà không một ngục tù nào có thể giam cầm. Họ yêu nhau ngay khi chưa gặp mặt nhau, yêu vì những câu hát ngọt ngào, mượt mà sau song sắt nhà lao.
 
Tư liệu ít biết về câu hát tỏ tình xuyên qua tường thép nơi… "địa ngục trần gian" 1
Hai vợ chồng ông Bảy, bà Kiếm hiện nay. Ảnh T.G
 
Câu hát thần kỳ trong nhà lao Côn Đảo

Người làm nên mối tình lãng mạn nơi "địa ngục trần gian" ấy là vợ chồng cựu chiến binh Trương Văn Bảy và Nguyễn Thị Kiếm hiện ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi đi tìm nhà vợ chồng ông Bảy, bà Kiếm, cô chủ quán tạp hóa mách phải hỏi nhà bà Kiếm Lì. Bà "chết" cái tên Kiếm Lì vì ngày còn tham gia cách mạng ông Bảy có biệt danh Bảy Lì, nghĩa là lúc đánh giặc và khi bị địch bắt đều ngang tàng, lì lợm. Ngày ấy, bà mới chỉ là cô bé 13 tuổi nghèo khổ, đã ý thức được rằng chỉ có cách mạng mới giải phóng cuộc đời mình khỏi tiếng máy bay, tiếng súng nổ ngày đêm trên mảnh đất Xuân Lộc quê hương mình. Bà trở thành giao liên trong đội du kích của xã. 19 tuổi, bà tham gia trận đánh địch trên không, cùng một người bạn đã bắn rơi một chiếc máy bay Mỹ. Cũng trong trận này bà bị địch bắt. Không khai thác được gì từ bà, chúng đưa bà ra Côn Đảo, nhốt chung với các chị em tù chính trị khác.

Để động viên tinh thần nhau và cũng là một cách đấu tranh với địch, nhưng nữ tù cách mạng này thường hát vang những bài hát cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước trong nhà lao. Tiếng hát của các chị vang lên trong đêm thanh vắng, hòa cùng tiếng sóng biển bay khắp các nhà lao, lọt vào nơi những người tù đang bị hành hạ, tra tấn, len qua những chấn song nơi chuồng cọp, đến bên những người tù đang nằm thoi thóp sau mọi đòn roi của kẻ thù. Tiếng hát tha thiết biết bao. Ngày ấy, ông Bảy bị giam trong chuồng cọp ở nhà giam số 6, cách phòng giam số 4, nơi cất lên những tiếng hát không xa. Quê ông ở Bình Định, nhưng 16 tuổi đã xuôi tàu vào Nam tìm đường theo cách mạng. Ông là chiến sĩ biệt động của thị xã Long Khánh, bị địch bắt tra tấn đến chết đi sống lại vẫn lì lợm không khai nửa lời. Ngay cả khi bị giam cầm ở Côn Đảo, ông vẫn cùng anh em trong tù đấu tranh chống lại quân thù bằng mọi cách. Hết tuyệt thực thì lại hát Quốc ca vào những ngày lễ. Địch lôi từng người ra tra tấn, có khi chúng bỏ đói và bắt tù nhân phơi nhiều ngày trời dưới cái nắng chang chang của vùng biển đảo. Đói và khát ăn mòn cơ thể những người tù cách mạng, khiến họ gần như kiệt sức, lả đi và chỉ còn thoi thóp thở.

Những đêm như thế, ông Bảy nằm trong nhà lao với ý nghĩ rằng mình sẽ không qua nổi. Ông lắng nghe những tiếng động trong đêm, chuẩn bị tinh thần cho một cuộc ra đi mãi mãi. Nhưng đúng vào lúc đó, ông nghe văng vẳng tiếng hát từ khu nhà giam nữ vọng lại. "Ơi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai, hay là anh bên ấy trong phút giây nhớ nhung trào dâng. Gởi niềm tin theo gió qua mấy câu thiết tha hò ơi...". Giọng hát tha thiết, mềm mượt như tiếng ru, như lời tâm tình nhắn gửi đến với mình. Trong lòng ông bỗng trào dâng một niềm xúc động mạnh mẽ. Ông bỗng khao khát rằng mình phải sống, cuộc chiến này nhất định sẽ toàn thắng, và ông sẽ lại trở về với quê hương, cha mẹ. Cứ thế ông hồi sinh.
 
Tư liệu ít biết về câu hát tỏ tình xuyên qua tường thép nơi… "địa ngục trần gian" 2

Bà Nguyễn Thị Kiếm thời trẻ. Ảnh T.G


Sau đó, đêm nào ông Bảy cũng nằm thao thức chờ nghe tiếng hát dịu dàng ấy cất lên. Tiếng hát vút lên trong đêm nghe bình yên và tha thiết quá đỗi. Nó như một liều thuốc thần kỳ xoa dịu những vết thương vì đòn roi tra tấn của các anh em tù nhân, cho họ có thêm nghị lực để tiếp tục chiến đấu. Dù không biết người có giọng hát đó là ai, nhưng ông Bảy vẫn cảm thấy yêu quý và thân thuộc vô cùng. Lâu dần ông nhớ nhung cái giọng hát ấy như một thói quen, chỉ mong đến một ngày được tự do ra ngoài, ông sẽ chạy ngay sang khu phòng giam đó để tìm gặp cô gái ấy, cô gái có giọng ca khiến lòng ông nhung nhớ, bồn chồn, khắc khoải không yên. Giọng hát thôi thúc trong ông một hy vọng sống, một giấc mơ về những điều hạnh phúc và lãng mạn.
 
Đi tìm người với câu hát thương nhau

Rồi cái ngày mà ông mong ước, chờ đợi cũng tới. Rạng sáng 1/5/1975, tù nhân Côn Đảo nhận được tin Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, các song sắt nhà tù mở rộng, anh em ào ra ngoài hân hoan hít thở bầu không khí của sự tự do, làm chủ. Ra khỏi phòng giam, ngay lập tức ông Bảy muốn đi tìm cô gái có giọng hát mà ông chờ đợi nghe từng đêm đó để coi cô là ai, cô như thế nào, có giống với tưởng tượng của ông không. Nhưng giữa biển người đang hò hét, bịn rịn ôm chầm lấy nhau ngoài kia, cô gái nào là cô gái mà ông muốn gặp, là người đã hát những lời ca ân tình, sâu lắng đó? Ông chưa biết làm cách nào để tìm ra được.

Như sự sắp đặt của duyên số, đêm 2/5, tù nhân Côn Đảo tổ chức văn nghệ mừng chiến thắng. Ngồi dưới hàng ghế khán giả ông hồi hộp chờ đợi, vì ông biết đây chính là cơ hội để mình tìm ra được cô gái đó. Nhưng biết bao giọng hát đã cất lên, ông vẫn chưa tìm đúng người có giọng hát làm lòng ông thương nhớ. Phải đến cuối cùng, khi một cô gái trẻ măng, bé nhỏ cất tiếng hát thì tim ông bỗng giật thót, bởi đây đúng là cái giọng hát ông đang kiếm tìm. Ông đứng lặng nghe như nuốt từng lời, ánh mắt đăm đăm nhìn lên phía sân khấu. Từ giây phút ấy, hình ảnh cô gái bé nhỏ với mái tóc dài, đôi mắt sáng đã choáng ngợp trong hồn ông.

Sau đêm diễn ông tìm đến bà, gặp gỡ, trò chuyện. Hỏi ra mới biết họ chính là đồng hương với nhau, cùng chiến đấu trên mảnh đất Đồng Nai anh dũng. Tình thân nhờ thế mà mỗi lúc một gắn bó, thân mật hơn. Ông bà kể lại rằng: "Khi mới gặp mặt nhau lần đầu tiên ở Côn Đảo sau ngày thống nhất, chỉ có ông là đã yêu bà từ lúc nào không biết. Còn bà khi đó chưa nhận ra tình cảm của ông, cũng chưa có tình cảm gì sâu sắc với ông ngoài tình đồng hương và đồng chí".
 
Tư liệu ít biết về câu hát tỏ tình xuyên qua tường thép nơi… "địa ngục trần gian" 3

Ông Trương Văn Bảy sau khi từ nhà tù Côn Đảo trở về. Ảnh T.G


Phải đến khi được đưa về đất liền, họ được sắp xếp ở cùng nhau trong khu an dưỡng tại Bà Rịa. Trở về Đồng Nai nhận nhiệm vụ mới, ông bà lại được giao đi công tác đến cùng một địa điểm trong thời gian hơn một năm. Tình yêu đến với họ là một điều hiển nhiên như vốn dĩ nó sẽ là như vậy, như ông tơ bà nguyệt đã se duyên từ kiếp nào. Năm 1976, họ tổ chức đám cưới trong niềm vui và những lời chúc phúc của các anh em tù chính trị năm nào.

Ngồi tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang mới xây cách đây không lâu, ông bà cùng hồi tưởng lại những tháng ngày đã qua, và câu chuyện tình đẹp như mơ trong thời chiến của mình. Lấy nhau sau hòa bình, đời sống còn nhiều khó khăn vất vả, không đất đai, nhà cửa. Ông bà đã phải gửi 4 người con ở nhà với bà ngoại, để đi nơi khác kiếm sống. Hết rong ruổi bán vé số ở các tỉnh lân cận, thì lại sang tận vùng Bình Thuận giáp với Đồng Nai mướn đất làm rẫy. Chính tình yêu và tinh thần của người cách mạng được tôi luyện trong chiến tranh, ngục tù đã giúp ông bà vượt qua những tháng ngày vất vả ấy, để nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời.

Chia tay ông bà, trong đầu chúng tôi chợt hiện lên hình ảnh chàng trai và lời hát trong bài hát Đi tìm câu hát Lý thương nhau "Thương nhau tình thắm ối a nghĩa nồng. Nghe câu hát anh đi tìm, đi tìm người hát câu hát Lý thương nhau...". Không biết chàng trai trong bài hát có tìm được cô gái. Còn ông Bảy đã tìm được cô gái ấy, cô gái hát câu hát thương nhau trong những đêm Côn Đảo chỉ thấy máu đổ, nước mắt và lòng căm thù ngùn ngụt cháy.
 
Sau lần phải mổ bướu cổ năm 1995, bà Kiếm không còn có thể ca hát như trước được nữa. Những bài hát bà đành xếp lại vào những ngăn ký ức, thi thoảng hai ông bà cùng nghe những bài hát cách mạng, dân ca qua truyền hình, radio. Nhưng với ông Bảy thì giọng hát ông nghe ngoài Côn Đảo năm xưa ấy vẫn là hay nhất. Dù bà Kiếm không còn ca hát nữa, ông vẫn còn nghe vang mãi trong lòng mình giọng hát tha thiết, mượt mà năm nào.
 
Hương Lam
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong

Thời sự - 6 giờ trước

Cơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Top