Từ người phụ hồ trở thành thầy thuốc ưu tú
Hơn 30 năm trước, cậu học sinh La Văn Phú tốt nghiệp phổ thông với số điểm "top" của Trường THPT Can Lộc (Hà Tĩnh). Thế nhưng, các mùa thi 1984, 1985, 1986, Phú đều thiếu 0,5 - 1 điểm để vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình.
Nghĩ rằng cánh cửa đại học không mở để đón nhận mình, ngày 20/11/1986, Phú quyết định rời quê hương theo người anh trai vào Cần Thơ tìm việc kiếm sống.
Cha mẹ nghèo, anh chị cũng nghèo nên vào vùng đất mới, Phú nhận làm đủ việc, từ công nhân chế biến nước mắm, công nhân làm đường mía tới phụ hồ. Công việc nhọc nhằn, nhưng Phú còn thường xuyên bị chủ la mắng.
Ước mơ trở thành bác sĩ vốn vẫn luôn dai dẳng, nên cậu quyết định ôn thi tiếp.
"Tôi cũng may mắn gặp được 2 thầy giáo cùng quê dạy miễn phí môn Toán và môn Hoá. Lúc đầu, tôi cũng "run" nên đăng ký thi chăn nuôi thú y, nhưng sau một tuần suy nghĩ lại đổi sang thi vào y khoa" - cậu thí sinh ngày nào nhớ lại.
Cuối cùng, năm 1988, La Văn Phú trúng tuyển vào Khoa Y - ĐH Cần Thơ.
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Phú được Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ nhận và cử đi học Chuyên khoa cấp I ngoại tổng quát Trường ĐH Y Dược TPHCM. Hoàn thành khóa học, ông trở về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cho tới nay. Hiện nay, ông là Trưởng Khoa Ngoại tổng quát của bệnh viện.
Thầy thuốc ưu tú La Văn Phú, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát – Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ |
Lý do khiến cậu học trò ngày nào quyết tâm theo đuổi ngành y bằng được chứ không rẽ ngang sang học ngành khác, bắt nguồn từ sự việc xảy ra hơn 40 trước.Khi đó, bác sĩ Phú còn là học sinh cấp 2.
"Một ngày, mẹ tôi bị đau bụng được đưa đến trạm y tế xã. Nhưng sau 3 ngày điều trị, tình trạng đau còn trầm trọng hơn, phải chuyển xuống bệnh viện huyện Can Lộc. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị viêm ruột thừa đã biến chứng vỡ mủ phải phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, thuốc men lúc bấy giờ cũng hạn chế nên mẹ tôi bị nhiễm trùng vết mổ, phải nằm viện hơn một tháng. Bác sĩ cho biết nguyên nhân chính là do bệnh viêm ruột thừa của mẹ tôi bị chẩn đoán trễ" - ông nhớ lại.
Kể từ đó, cậu học trò La Văn Phú nuôi ý định cố gắng học sau này làm bác sỹ để cứu người, "để không ai khác bị như mẹ tôi".
“Tôi luôn tự nhủ rằng nếu đó là người thân của mình…”
Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ mới được tái thành lập năm 2007. Tại thời điểm đó cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, bệnh nhân cũng không nhiều. Với năng lực chuyên môn của mình, bác sĩ Phú sẽ có thu nhập cao hơn rất nhiều nếu làm việc ở bệnh viện tư.
"Nhưng tôi xác định bệnh viện cần tôi để phát triển, bệnh nhân đến điều trị cũng cần tôi. Vì vậy, tôi quyết tâm bám trụ, cố gắng học hỏi, triển khai nhiều kỹ thuật mới mà trước đây chỉ bệnh viện tuyến trên mới làm được.
Mặt khác, Ban giám đốc bệnh viện các thời kỳ đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi phát triển năng lực chuyên môn và thực hiện niềm đam mê của mình".
Một điều nữa níu giữ ông ở lại bệnh viện công còn bởi ở đây có nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nặng, bệnh khó.
Trong suốt hơn 26 năm làm phẫu thuật viên, ông gặp không ít những trường hợp đặc biệt.Bác sĩ Phú nói rằng với ông bây giờ, cứu người không chỉ là nghề mà đã trở thành nghiệp.
Đó là một nam sinh 18 tuổi được đưa vào cấp cứu trong đêm khuya hơn 12 năm về trước do bị người lạ đâm bằng dao, bác sĩ Phú phải xin ý kiến trực lãnh đạo bệnh viện chuyển thẳng bệnh nhân lên mổ khẩn.
Đêm giao thừa năm 2017, bác sĩ Phú cùng ê kíp trực đã cứu sống cụ bà 100 tuổi sốc nhiễm trùng đường mật nặng. Khi bước ra khỏi phòng mổ, đồng hồ đã điểm gần 1 giờ sáng mùng 1 Tết.
Trước Tết năm 2018, bác sĩ Phú phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nhiễm HIV bị rò tiêu hóa, đã gần như sống tách biệt với cộng đồng hơn một năm… Ca mổ thành công, vết thương lành, bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng.
Bác sĩ Phú đi thăm bệnh. Ảnh: Hoài Thanh |
"Chưa bao giờ tôi từ chối điều trị cho bất cứ ai, dù bệnh nặng hay mắc những bệnh nguy cơ lây nhiễm cao. Có thể nói, từ lúc vào nghề đến nay, tôi chăm sóc và điều trị bệnh nhân bằng cái tâm của mình. Tôi luôn tự nhủ rằng nếu đó là người thân, mình chăm sóc và điều trị như thế nào thì hãy chăm sóc và điều trị bệnh nhân như thế" - bác sĩ Phú chia sẻ.
Đổi lại, bác sĩ Phú tự hào "Có thể nói, ở bệnh viện này, tôi là một trong những bác sĩ được bệnh nhân tặng quà nhiều nhất, có lẽ do sự tận tâm và gần gũi".
Bệnh nhân thường tặng ông quà chủ yếu là cây nhà, lá vườn, khi thì bó rau, lúc thì chục quýt, cũng có khi là con gà hay những cái bánh nhà làm.
Một bức thư người nhà bệnh nhân gửi bác sĩ Phú |
Trong đó, món quà mà vị bác sĩ này nhớ nhất là bức ảnh người nhà bệnh nhân chụp khi ông đi thăm bệnh sau mổ và bắt tay bệnh nhân. "Tôi đang treo trang trọng bức ảnh này ở nhà mình".
Có một cụ bà 86 tuổi, được bác sĩ Phú phẫu thuật hơn 4 năm trước. Trước Tết Nguyên đán năm nay, bà đã đặt một bức tranh bằng gỗ, khắc tên bác sĩ Phú lên đó và vượt 60km bằng xe tải đến để tặng.
Cách đây không lâu, ông cũng nhận được bức thư viết tay dài 4 trang của người nhà một bệnh nhân từ TP.HCM được phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày…
Bác sĩ La Văn Phú đã thực hiện hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học mang ý nghĩa ứng dụng thực tế cao, đặc biệt có 2 đề tài được Hội đồng sáng kiến thành phố Cần Thơ xét công nhận có phạm vi ảnh hưởng toàn thành phố và toàn quốc. Một số đề tài tiêu biểu như: Đánh giá kết quả sớm điều trị tắc ruột do dính sau mổ bằng phẫu thuật nội soi; Nghiên cứu kết quả sớm điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi; Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn bệnh tắc ruột do dính sau mổ; Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm và đánh giá kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ mở kiểu Lichtenstein tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ... |
Bác sĩ Phú nói rằng với ông, đây là những món quà vô giá.
"Bác sĩ giỏi và có tâm thì chẳng bao giờ nghèo"
Năm trước, có hơn 10 học sinh lớp 12 Trường Chuyên Lý Tự Trọng dự định thi vào ngành y đến tham quan và tìm hiểu về nghề.
Những vấn đề các em nêu ra là: Muốn trở thành bác sĩ giỏi phải học trong bao lâu và học như thế nào? Đi trực có cực không? Trong quá trình điều trị, nếu không may bệnh nhân không qua khỏi bác sĩ có bị gì không?... Cũng có câu hỏi cũng rất hài hước như: Có bao giờ bác sĩ hay những người làm chung thấy ma khi trực đêm không?...
Bác sĩ Phú đã trao đổi khá nhiều, giúp các em tham khảo thêm trước khi đưa ra quyết định chọn ngành thi. Và đó cũng là những điều mà ông muốn nhắn nhủ tới những bạn trẻ có ước mơ theo đuổi ngành học khó khăn này.
"Điều đầu tiên, đó là nếu các em thật sự muốn thi vào ngành y để cứu chữa người thì hãy cố gắng học tốt và thi cho đậu. Còn nếu muốn thi ngành này để giàu có và nổi tiếng thì tôi khuyên hãy từ bỏ ý định và thi một ngành khác. Tuy nhiên, nếu một bác sĩ thật sự giỏi và có tâm thì chẳng bao giờ nghèo".
"Chưa bao giờ tôi từ chối điều trị cho bất cứ một bệnh nhân nào" - bác sĩ Phú. Ảnh: Hoài Thanh |
Điều thứ hai mà vị bác sĩ này nhắn nhủ là làm nghề y phải coi người bệnh như người thân của mình, coi sự đau đớn của họ như chính sự đau đớn của người thân mình.
"Trước khi làm một việc gì, áp dụng một phương pháp điều trị nào cho người bệnh, phải luôn tự hỏi: Nếu người thân bị bệnh như vậy, mình có áp dụng phương pháp điều trị này không? Nếu câu trả lời là “Có” thì cứ mạnh dạn tiến hành, nếu còn lưỡng lự thì cần phải xem xét lại".
Bên cạnh đó, những bạn trẻ muốn làm ngành y cần chuẩn bị tâm lý, có sức chịu đựng vì không phải làm dâu “trăm họ” mà cả ngàn họ, biết hy sinh chuyện bản thân, việc gia đình…
"Và làm ngành y là phải không ngừng phấn đấu, học tập. Tới ngày về hưu, nhiều bác sĩ vẫn còn học vì khoa học y học thay đổi từng ngày" - bác sĩ La Văn Phú nhấn mạnh.
Năm 2018, bác sĩ La Văn Phú được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân. Năm 2019, ông đượcThủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Cùng năm này, ông được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ tặng Kỷ niệm chương vì những đóng góp cho khoa học và nghiên cứu khoa học. Năm 2020, bác sĩ La Văn Phú được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. |
Theo Vietnamnet
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 12 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 32 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 34 phút trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 34 phút trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 9 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 10 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 11 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.