Từ tháng 11/2024, những quốc gia này sẽ bỏ đóng dấu lên hộ chiếu (passport) cho du khách
GĐXH - Từ tháng 11/2024, các quốc gia thuộc khối Schengen (Châu Âu) sẽ bỏ đóng dấu lên hộ chiếu cho du khách.
Khối Schengen bỏ đóng dấu lên hộ chiếu (passport) cho du khách
Theo đó, dự kiến từ ngày 10/11/202, các quốc gia trong khối Schengen dự kiến áp dụng hệ thống Xuất nhập cảnh (EES) tự động mới, thay thế phương pháp đóng dấu mộc lên hộ chiếu như hiện tại. Du khách đến từ bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) khi vào Schengen sẽ được ghi nhận bằng phương pháp kỹ thuật số.
Giới chức châu Âu cho rằng, hệ thống đóng dấu mộc thủ công như hiện tại tốn thời gian, không cung cấp được nhiều thông tin về hành khách, như phát hiện khách có lưu trú quá hạn hay không. Bên cạnh đó, chính quyền châu Âu hy vọng hệ thống mới sẽ cải thiện tình hình an ninh tại EU, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của du khách.

Từ tháng 11/2024, các quốc gia thuộc khối Schengen không còn đóng dấu mộc lên hộ chiếu của du khách khi nhập cảnh.
Phương pháp xuất nhập cảnh bằng EES được dự kiến ra mắt vào 2022 nhưng lùi lại vào cuối năm nay. Theo hệ thống mới, du khách được miễn thị thực vào khối Schengen phải xin giấy phép du lịch trực tuyến thông qua hệ thống thông tin và cấp phép du lịch châu Âu (ETIAS). Hệ thống này sẽ được triển khai theo từng giai đoạn sau khi EES đi vào hoạt động.
Hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới năm 2024 gồm những nước nào?
1. Đầu tiên là Singapore (195 điểm đến)
2. Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha (192 điểm đến)
3. Áo, Phần Lan, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển (191 điểm đến)
4. Bỉ, Đan Mạch, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh (190 điểm đến)
5. Australia, Bồ Đào Nha (189 điểm đến)
6. Hy Lạp, Ba Lan (188 điểm đến)
7. Canada, Czechia, Hungary, Malta (187 điểm đến)
8. Hoa Kỳ (186 điểm đến)
9. Estonia, Lithuania, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (185 điểm đến)
10. Iceland, Latvia, Slovakia, Slovenia (184 điểm đến)

Nhiều quốc gia thuộc khối Schengen có thứ hạng hộ chiếu cao trên thế giới.
EES là gì?
EES là hệ thống tự động ghi nhận hoạt động xuất nhập cảnh của du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực hoặc có thị thực lưu trú ngắn hạn ở khối Schgengen. Mỗi lần du khách đến hoặc rời biên giới EU, hệ thống sẽ ghi lại tên, loại giấy tờ du lịch, dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay, hình ảnh khuôn mặt) cũng như ngày, địa điểm xuất nhập cảnh. Hệ thống cũng lưu lại các trường hợp bị từ chối nhập cảnh.
Theo hệ thống mới, du khách được miễn thị thực vào khu vực Schengen (visa-free access) sẽ phải xin giấy phép đi lại trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin và giấy phép du lịch châu Âu (ETIAS – the European Travel Information and Authorisation System). Hệ thống này sẽ được triển khai theo từng giai đoạn sau khi EES đi vào hoạt động.

EES là hệ thống tự động ghi nhận hoạt động xuất nhập cảnh của du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực hoặc có thị thực lưu trú ngắn hạn ở Khối Schgengen.
Lý do áp dụng hệ thống tự động này, theo giới chức ở Liệp hiệp Châu Âu (EU) là hệ thống đóng dấu mộc thủ công như hiện tại là tốn kém thời gian, không cung cấp được nhiều thông tin về hành khách, không phát hiện được khách có lưu trú quá hạn hay không.
Như vậy, EES sẽ thay thế phương pháp đóng dấu mộc lên hộ chiếu như hiện tại. Chính quyền châu Âu hy vọng hệ thống mới này sẽ cải thiện tình hình an ninh tại EU, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của du khách. Tuy nhiên, ngành hàng không và nhiều quốc gia châu Âu cũng bày tỏ lo ngại sẽ gặp các trục trặc ban đầu khi áp dụng triển khai phương pháp này do chưa kịp chuẩn bị.

Bản đồ đặc biệt tiết lộ hành tinh có thể 2 lần tồn tại sự sống
Tiêu điểm - 4 giờ trướcMột bản đồ tinh thể đột phá đã thiết lập từ dữ liệu tàu săn sự sống ngoài hành tinh Perseverance của NASA.

Chu kỳ bí ẩn kéo dài 100 năm của Mặt Trời có thể vừa được khởi động: Cảnh báo về thời kỳ thời tiết không gian nguy hiểm kéo dài
Chuyện đó đây - 12 giờ trướcMột chu kỳ dài hàng thế kỷ của Mặt trời có thể vừa mới được kích hoạt trở lại, mang theo những nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến thời tiết không gian có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng
Chuyện đó đây - 17 giờ trướcSự kiện loài cá quý hiếm này xuất hiện trở lại đã làm chấn động giới khoa học.

Thành phố xinh đẹp thu hút hàng chục triệu khách du lịch có nguy cơ biến mất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGD&TĐ -Các chuyên gia cảnh báo, Rome, thành phố xinh đẹp của châu Âu nổi tiếng với kiến trúc lịch sử có nguồn gốc từ lịch sử la Mã có thể

Vật chất 'mất tích' của vũ trụ đã được tìm thấy
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột trong những bí ẩn lớn nhất ngành vũ trụ học có thể đã được giải đáp nhờ "bóng ma" bao quanh Ngân Hà.

Sự thật đằng sau cơn bão livestream 700 tỷ USD ở Trung Quốc
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcThị trường livestream bán hàng của Trung Quốc tồn đọng nhiều vấn đề và chính phủ Trung Quốc đang chấn chỉnh lại tình trạng này.

Phát hiện khối vàng nguyên chất trị giá 2,4 tỷ đồng dưới gốc cây
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột người dò kim loại đã phát hiện một khối vàng khổng lồ ở Ballarat, Australia với ước tính trị giá lên tới 100.000 USD.

Gia đình chia sẻ đoạn video con vật bị thương ở bên đường, dân mạng băn khoăn không biết đây là con gì
Tiêu điểm - 2 ngày trướcBạn có biết đây là con vật gì không?

Quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch sử dụng AI soạn thảo luật, tốc độ nhanh hơn 70% thông thường
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcQuốc gia vùng Vịnh kỳ vọng kế hoạch này sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng luật nhưng các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về "độ tin cậy" của AI.

Cần thủ câu được con cá khổng lồ 2,2 mét, nặng 70kg trong hồ
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcMột cần thủ đã câu được con cá sấu mõm dài nặng gần 70kg, dài 2,2 mét ở hồ Livingston.

Phát hiện 30 kg vàng ròng trị giá 84 tỷ đồng dưới lớp bê tông tầng hầm
Chuyện đó đâyMột người thợ sửa ống nước đã phát hiện ra kho báu vàng trị giá hàng triệu USD ở nơi không ai ngờ đến.