Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Thứ ba, 21:19 14/05/2024 | Dân số và phát triển

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Sáng 14/5, Trung tâm Y tế phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện An Dương, Hải Phòng tổ chức hội nghị truyền thông tư vấn cho các bậc phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, thanh niên.

Tại hội nghị, BSCK1 Trịnh Thanh Viễn – Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết: Lứa tuổi vị thành niên từ 10 – 19 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt với hàng loạt những biến đổi nhanh chóng cả về thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội, giai đoạn được xem như "chuyển giao" từ trẻ em thành người trưởng thành.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'- Ảnh 1.

Chuyên gia tư vấn về sự cần thiết chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên.

Ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục nên dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn…

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, các em có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm những điều mới mẻ, thích khám phá năng lực bản thân. Vì vậy trong quá trình phát triển, các em liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ. Nếu không được quan tâm, tư vấn về  sức khỏe sinh sản, chỉ bảo đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ lệch lạc về đạo đức, lối sống, học tập, khả năng phát triển tương lai sự nghiệp của các em và có tác động rất lớn tới chất lượng dân số của toàn xã hội.

Tại đây, BSCK1 Trịnh Thanh Viễn đã hướng dẫn cho các bậc phụ huynh cách tiếp cận và tư vấn cho con cách chăm sóc sức khoẻ sinh sản, về tình yêu, tình dục và cách phòng tránh xâm hại tình dục, cũng như nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất cân bằng về tâm sinh lý của con và những thay đổi về thể chất, tinh thần ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên.

Cùng với đó, là các cách xử lý tình huống, các cách nói chuyện với con để lắng nghe, thấu hiểu con hơn và sẽ cùng con tìm hướng giải quyết phù hợp.

Tại buổi truyền thông, nhiều bậc phụ huynh đã trao đổi, giao lưu, chia sẻ kiến thức chăm sóc  SKSS/SKTD và cả những thắc mắc về tâm sinh lý của các con. Tất cả các ý kiến đều được BSCK1 Trịnh Thanh Viễn giải đáp tận tình, cặn kẽ.

Cũng tại buổi truyền thông, bà Nguyễn Thị Liễu, Trưởng phòng dân số truyền thông – GDSK Trung tâm Y tế huyện An Dương chia sẻ: Trên địa bàn huyện mới xảy ra một sự việc đau lòng (nạn nhân là một bé gái 15 tuổi mang thai ngoài ý muốn rồi bị sát hại). Qua sự việc trên càng nhắc nhở chúng ta cần tăng cường tuyên truyền tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên. Việc tuyên truyền là rất cần thiết và cần được nhân rộng trong thời gian sắp tới. Tuổi vị thành niên là giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sinh lý, thay đổi lớn về tâm lý và tình cảm.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'- Ảnh 2.

Phụ huynh đặt câu hỏi với chuyên gia về cách tư vấn cho con nâng cao ý thức chăm sóc SKSS/SKTD ở tuổi vị thành niên, thanh niên.

"Trong thời đại 4.0 hiện nay, các em dễ dàng tiếp cận nhiều luồng thông tin từ mạng xã hội song thông tin đúng hướng, chính thống vẫn còn thiếu, chưa được tiếp cận những lĩnh vực chuyên sâu. Do vậy, chúng ta cần vẽ đường cho hươu chạy để hươu chạy cho đúng hướng", bà Liễu kết luận.

Chia sẻ cảm xúc sau buổi tư vấn, chị Lưu Thị Lan (ở xã Đại Bản) có con đang tuổi vị thành niên bày tỏ: "Những chia sẻ, tư vấn, giải đáp của chuyên gia đã giúp các bậc phụ huynh tham gia hội nghị có một cái nhìn bao quát và chính xác hơn để phòng tránh những hậu quả xấu đối với con cái. Với những hiểu biết này, chúng tôi sẽ chia sẻ, lan tỏa tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản khám sức khỏe tiền hôn nhân vì hạnh phúc, vì tương lai đất nước".

Ngoài các buổi tuyên truyền tư vấn trực tiếp cho học sinh, sinh viên, đây là buổi truyền thông đầu tiên hướng tới đối tượng là các bậc phụ huynh học sinh. Qua đó đã thể hiện sự quan tâm và phối hợp giáo dục giữa các cấp, các ngành, nhà trường và phụ huynh đối với lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, đại diện BTC chia sẻ.

Làm gì để phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe tình dụcLàm gì để phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe tình dục

GiadinhNet – Quan hệ tình dục an toàn, giữ vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Hải Phòng đẩy mạnh truyền thông tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục tuổi vị thành niên, thanh niên cho phụ huynh.




Tiến Sinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top