Từ vụ bé 20 ngày tuổi bị sát hại: Vì sao tội ác nhằm vào trẻ em luôn gây căm phẫn tột độ, cần trừng trị đích đáng?
GiadinhNet - Phạm tội đối với trẻ em nói chung và giết trẻ em nói riêng không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà là tình tiết khách quan.
Những ngày qua, dư luận xã hội bàng hoàng trước thông tin liên tiếp về các vụ trọng án nhằm vào trẻ em. Đáng kể nhất là vụ bé gái 20 ngày tuổi nghi sát hại ở Thanh Hóa và vụ việc kinh hoàng ở TP.HCM khi một bảo vệ tổ dân phố dùng dao tước đoạt mạng sống một bé trai 6 tuổi. Chưa kể đến những vụ bảo mẫu, người giúp việc hành hạ dã man trẻ mầm non, trẻ sơ sinh cũng gây căm phẫn tột độ.
Tại Thanh Hóa, nhà chức trách địa phương đã xác định đối tượng có liên quan đến cái chết của bé gái 20 ngày tuổi chính là bà nội, Trịnh Thị Xuân (SN 1952, quê Thái Bình). Thông tin này gây bàng hoàng hơn cả. Hơn nữa, việc xuất hiện thông tin người bà "nghe lời thầy bói" mà hại cháu - chưa được Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức xác nhận - càng khiến nhiều người hoang mang.
Theo đó, bà Xuân đã dựng lên kịch bản một vụ cướp, bắt cóc trẻ em để đánh lạc hướng cơ quan công an. Sáng 26/11, bà Xuân bỏ thi thể cháu bé vào bao tải rồi mang ra điểm đổ rác cách nhà khoảng 300m vứt ở đó. Một người đi nhặt rác phát hiện và báo cơ quan công an.

Hiện trường nơi người nhặt rác phát hiện thi thể bé gái 20 ngày tuổi được bỏ vào bao tải. Ảnh: Thanh Tuấn
Ở mọi quốc gia, hành vi xâm hại đến sức khỏe, tước đoạt sinh mạng của người khác vốn luôn có điều luật hình sự để răn đe, trừng trị đích đáng, nhưng nếu nhằm vào trẻ em, những hành vi đó càng bị lên án dữ dội và thường bị xử lý ở mức nặng hơn.
Với vụ việc ở Thanh Hóa và TP.HCM, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đánh giá là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và hành vi của kẻ thủ ác là quá dã man, phi nhân tính.
Luật sư Thơm cho biết: “Trẻ em là một trong những đối tượng đặc biệt được pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em bảo hộ. Mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống.
Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em. Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Ngay từ năm 1990, Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới trở thành thành viên của Công ước này. Do vậy, tất cả những hành vi bạo hành trẻ em, sát hại trẻ em là tội ác không thể dung thứ và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật”.

Hàng xóm bàng hoàng trước sự việc.
Cũng theo vị chuyên gia pháp lý, cháu bé hơn 20 ngày tuổi là người không có lỗi gì mà lại phải gánh chịu hậu quả bị sát hại rất dã man như vậy. Điều đó càng thể hiện hành vi phạm tội của đối tượng rất tàn bạo, mất hết tính người.
Với việc sát hại dã man bé gái, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, thì đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội giết người theo Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 với tình tiết định khung cơ bản là “Giết trẻ em"”.

Cơ quan điều tra lấy lời khai của bà Xuân.
TS Phan Hùng Sơn – chuyên gia nghiên cứu tội phạm học thì vụ án ở Thanh Hóa đã cho thấy một hiện tượng đáng phải quan tâm, lo lắng: Đó là lương tâm, đạo đức con người ở một bộ phận dân chúng đã suy thoái nghiêm trọng; đó là ý thức và nhận thức về pháp luật của không ít người; kỹ năng sống thiếu hụt nên không biết, không thể ứng xử và điều chỉnh hành vi.
Điều đó dễ dẫn người ta vào con đường phạm tội, nhiều khi là hành vi phạm tội cực kỳ nghiêm trọng, mặc dù trước đó họ vẫn là những người lao động bình thường, chưa hề có hành vi vi phạm pháp luật nào khác.
Cũng theo TS Sơn, giết trẻ em là trường hợp người phạm tội đã cố ý tước đoạt tính mạng của trẻ em, đây được coi là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ.

Điện thờ - nơi được cho là bà Xuân đã đến xem bói.
Phạm tội đối với trẻ em nói chung và giết trẻ em nói riêng không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà là tình tiết khách quan. Do đó không cần người phạm tội phải nhân thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉ cần xác định người bị xâm phạm là trẻ em thì người phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em.
"Hậu quả của vụ án sát hại cháu bé nói trên là đặc biệt nghiêm trọng, gây tang thương, mất mát cho gia đình người bị hại và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, khiến dư luận cả nước bất bình nên cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật", TS Phan Hùng Sơn nhấn mạnh.
Cần tăng hình phạt với tội hành hạ trẻ em
Liên tiếp các vụ việc nhằm vào trẻ em: Bé gái 1 tháng tuổi ở Phủ Lý (Hà Nam) bị người giúp việc đánh, tát, hất lên không trung dọa nạt; bảo mẫu trường Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM) dùng tay, chân, nhiều vật dụng có cả dao bắt trẻ ăn, ngủ, tắm rửa, học tập… trong nước mắt và sợ hãi; bé Nguyễn Huỳnh Ngọc Thảo (xã Vĩnh Hòa Phú, H.Châu Thành, Kiên Giang) nghi bị cha ruột, mẹ kế dùng thanh sắt nung đỏ và dí vào người gây bỏng sâu…
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng, cần được hỗ trợ, can thiệp.
Để hạn chế những chuyện thương tâm, các chuyên gia pháp lý đưa ra đề xuất thắt chặt quản lý các cơ sở hành nghề trông giữ trẻ bằng cách tăng cường thanh, kiểm tra hậu cấp phép đối với các cơ sở mầm non. Cần thêm điều kiện cấp phép là phải có hệ thống camera giám sát, kết nối với các phương tiện cá nhân của phụ huynh khi được yêu cầu.
Cùng với mở thêm trường mầm non công lập (biện pháp phát triển bền vững), cần gắn trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Không thể nói chính quyền địa phương vô can khi bạo hành trẻ diễn ra trong cơ sở trông giữ trẻ đóng trên địa bàn.
Nhiều Luật sư cũng đề xuất tăng nặng hình phạt đối với loại tội này. Hành hạ trẻ em là hành vi có tác động rất nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng nhân cách của các em và có thể làm lệch lạc quan điểm sống khi trưởng thành.
Nhật Tân

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 9 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 9 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định chi biết, Công an xã Mỹ Hà, TP Nam Định đang điều tra làm rõ vụ trộm cắp trên địa bàn, bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Tiến hành "đánh án", lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp. 3 đối tượng liên quan đến vụ án bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc
Pháp luật - 14 giờ trướcNgày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn.

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 22 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luậtGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.