Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ bé 7 tuổi tổn thương gan nặng vì tái nhiễm sốt xuất huyết: Nhiều người chủ quan nghĩ bệnh chỉ mắc 1 lần trong đời!

Thứ ba, 19:45 31/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các bác sĩ cho biết, có 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trở nặng khó cứu chữa, đó là: Hết sốt là khỏi bệnh; bệnh chỉ mắc bệnh một lần trong đời và dùng các phương pháp dân gian để chữa bệnh.

Nhập viện ngay khi trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà có một trong những dấu hiệu nàyNhập viện ngay khi trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà có một trong những dấu hiệu này

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng; tay chân lạnh…

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, đơn vị này đã cấp cứu thành công một bệnh nhi nguy kịch do tái nhiễm sốt xuất huyết nặng.

Theo đó, bệnh nhi nữ, 7 tuổi, ngụ tại Cà Mau nhập viện trong tình trạng lờ đờ, sốt cao, huyết động học ổn định nhưng khi xét nghiệm thì men gan tăng hơn 10 lần so với bình thường, tăng billirubin máu.

Khai thác bệnh sử trong 7 ngày cho thấy, 4 ngày đầu bệnh nhi sốt cao liên tục từ 39-40 độ. Bé đã được người nhà cho uống thuốc hạ sốt giảm đau nhưng sau đó vẫn sốt lại. Bước sang ngày thứ 5, bệnh nhi vẫn sốt kèm theo nôn ói nên được gia đình đưa tới Trung tâm y tế huyện, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Từ vụ bé 7 tuổi tổn thương gan nặng vì tái nhiễm sốt xuất huyết: Nhiều người chủ quan nghĩ bệnh chỉ mắc 1 lần trong đời! - Ảnh 2.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết bị tổn thương gan nặng. Ảnh BVCC


Sau nhập viện 12 giờ, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, bé hôn mê, vàng da nhiều, gan to kèm men gan tiếp tục tăng cao hơn 100 lần so với bình thường. Chức năng gan giảm với NH3 (237 mmol/L), lactate(15 mmol/L) tăng rất cao, rối loạn đông máu nặng.

Tại bệnh viện, bệnh nhi được tiếp tục hỗ trợ hô hấp, chống phù não, điều trị suy gan cấp nặng, lọc máu liên tục, truyền máu và chế phẩm máu để ổn định chức năng đông máu tránh xuất huyết nặng.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue gây suy gan cấp nặng. Điều đáng nói, năm 2018 bệnh nhi này cũng đã từng mắc sốt xuất huyết.

Dù được điều trị tích cực nhưng bé vẫn hôn mê sâu, mức độ tổn thương gan diễn tiến xấu gây suy gan nặng và rối loạn đông máu. Các bác sĩ đã hội chẩn, quyết định thay huyết tương thể tích lớn kết hợp với lọc máu liên tục cho bé.

Sau hơn một tuần điều trị tích cực, tình trạng bé đã tiến triển tốt, các bác sĩ ngưng lọc máu và cai máy thở. Hiện trẻ tỉnh táo, ăn uống được, chức năng gan đã hồi phục và được chuyển lên khoa Sốt xuất huyết để tiếp tục theo dõi.

Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện, dịch sốt xuất huyết Dengue đang tăng cao và có nhiều trường hợp biến chứng nặng. Nhiều trường hợp bệnh nhi không chỉ nhập viện trong tình trạng trụy tim mạch mà còn suy đa tạng, nhất là suy gan cấp nặng gây hôn mê gan, xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu sốt xuất huyết

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên (giai đoạn sốt), các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường, thường biểu hiện sốt cao, đột ngột 39 – 40 độ C trong 1 hoặc 2 ngày đầu.

Từ vụ bé 7 tuổi tổn thương gan nặng vì tái nhiễm sốt xuất huyết: Nhiều người chủ quan nghĩ bệnh chỉ mắc 1 lần trong đời! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa


Đến giai đoạn 2 (giai đoạn xuất huyết) thường từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng của bệnh bắt đầu được nhận thấy như xuất huyết dưới da (ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi), chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm, nhiều biến chứng xảy ra.

Đến giai đoạn 3, đó là giai đoạn hồi phục (người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường). Tuy vậy, những bệnh nhân nặng, từ giai đoạn này sẽ xuất hiện biến chứng diễn tiến rất khó lường.

Sai lầm hay gặp khi mắc sốt xuất huyết

Các bác sĩ cho biết, có 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trở nặng khó cứu chữa, đó là: Hết sốt là khỏi bệnh; bệnh chỉ mắc bệnh một lần trong đời và dùng các phương pháp dân gian để chữa bệnh.

Hết sốt là khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3 - 7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam...

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

Bệnh chỉ mắc một lần trong đời

Nhiều người cho rằng, đã mắc sốt xuất huyết sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm không đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Cạo gió, cắt lể để chữa bệnh

Nhiều người khi thấy con có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cạo gió, cắt lể để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi. Điều này là sai lầm vì việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo, mùa mưa là thời điểm sốt xuất huyết "rình rập" tấn công trẻ. Do đó, để phòng ngừa trẻ mắc sốt xuất huyết, bố mẹ nên cho trẻ ngủ màn, diệt muỗi, loăng quăng, phát quang xung quanh nhà, nhất là dọn dẹp các chai lọ, dụng cụ chứa nước...

Với những trẻ không may mắc sốt xuất huyết, nếu thấy con có một trong các dấu hiệu: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng; tay, chân lạnh; trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng.


Anh Khôi (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 16 phút trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 44 phút trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Top