Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhập viện ngay khi trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà có một trong những dấu hiệu này

Thứ tư, 14:44 04/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng; tay chân lạnh…

Thói quen ăn hải sản có hại cho sức khỏe nhưng rất nhiều gia đình vẫn đang gặp phảiThói quen ăn hải sản có hại cho sức khỏe nhưng rất nhiều gia đình vẫn đang gặp phải

GiadinhNet – Ăn hải sản tái, sống; kết hợp với những thực phẩm có tính hàn hay uống bia khi ăn hải sản… là những thói quen có thể gây hại cho sức khỏe.

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, đơn vị này đã cấp cứu cho hai bệnh nhi (đều 12 tuổi) bị sốc sốt xuất huyết Dengue kèm suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan nặng.

Theo đó, 2 bệnh nhi nhập viện đều có biểu hiện sốc, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp (hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg), khó thở, tiêu phân đen, bụng phình căng.

Siêu âm bụng ngực cho hai trẻ thấy tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi lượng vừa. Tiếp tục xét nghiệm máu cho kết quả hai trẻ đều bị tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng.

Những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, tránh biến chứng nặng - Ảnh 2.

Bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: BV

Tại Bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, điều chỉnh rối loạn đông máu cho bệnh nhi. Kết quả qua hơn 1 tuần điều trị, tình trạng hai bệnh nhi cải thiện dần, tỉnh táo và thở khí trời.

Dấu hiệu nhận diện sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu ko được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề thậm chí có thể tử vong.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Điều đáng nói, sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Theo BSCKII. Nguyễn Thùy Dương, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, giai đoạn sốt thường trong 3-4 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện như: Trẻ xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên.

Cùng với đó, trẻ chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn. Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.

Cũng theo BS Nguyễn Thuỳ Dương, vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virus khác như cúm, sốt do COVID-19…

Đến giai đoạn xuất huyết, hay còn được xem là giai đoạn nguy hiểm, thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra.

Sau giai đoạn nguy hiểm, trẻ hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn; xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng nghĩa là trẻ đã đến giai đoạn phục hồi.

Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết đúng cách

Những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, tránh biến chứng nặng - Ảnh 3.

Theo các bác sĩ, khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng. Cần đọc kỹ hướng dẫn trên hộp thuốc và những lưu ý mà bác sĩ hướng dẫn.

Cho trẻ uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu sốt, không được uống liên tục sẽ bị ngộ độc thuốc. Cần lau mát bằng nước ấm khi trẻ sốt để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.

Bên cạnh hạ sốt, cần đa dạng dinh dưỡng cho trẻ để mau hồi phục. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít. Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hàng ngày.

Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết (heo, bò, gà…), củ dền, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Không cho trẻ uống các chất kích thích.

Đặc biệt, theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. HCM), khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, bố mẹ cần lưu ý:

- Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ, đôi khi sẽ khiến trẻ chảy máu không cầm.

- Không dùng thuốc hạ sốt bằng Aspirin vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn

- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì nguy cơ sốc dịch truyền hoặc bỏ sót các triệu chứng nặng của bênh.

Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có một trong các dấu hiệu:

- Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng

- Tay, chân lạnh

- Trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da trẻ đổi màu.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa sốt xuất huyết, cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày, không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

Đậy kín các lu, hủ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.

Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi; khi vào mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng.


N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 21 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Top