Từ vụ người phụ nữ ngộ độc sau ăn đào, cần tránh những sai lầm nguy hiểm nhiều người đang làm mà không hề biết
GiadinhNet – Thời điểm này, đào đang vào mùa. Theo các chuyên gia, nếu ăn đào theo cách sai lầm mà nhiều người đang làm mà không hề biết dưới đây nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Trường hợp mới đây của một người phụ nữ 64 tuổi cũng đã nhập viện vì ngộ độc sau ăn đào.

Ngộ độc sau khi ăn đào
Theo thông tin của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa mới cấp cứu cho một trường hợp ngộ độc sau ăn đào. Đó là bệnh nhân N.T.T. 64 tuổi được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận. Khai thác bệnh sử cho thấy, bà mua đào từ gánh hàng rong. Sau khi ăn được 30 phút, bà T thấy đau bụng, nôn, tiêu chảy liên tục và dẫn đến mất nước trầm trọng. Được người nhà đưa đến bệnh viện gần nhà nhưng bệnh cảnh nặng nên được chuyển ngay lên bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dựa vào bệnh cảnh của bệnh nhân có thể thấy bệnh nhân ngộ độc do một trong hai nguyên nhân là nghi ngờ do hóa chất bảo quản khi có quá nhiều loại hóa chất hiện tùy tiện sử dụng. Thứ hai là do độc tố vi khuẩn ở trong trái đào. Tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện tốt sau vài ngày điều trị.

Đào rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý khi ăn
TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí, những trường hợp gặp "tai họa" từ trái đào rất hiếm gặp. Nhưng không phải là không có những lưu ý khi ăn đào, trong một số thời điểm chúng có thể tác động không tốt lên cơ thể. Chẳng hạn, những người cơ thể suy nhược, người có chức năng tràng vị tương đối kém không nên ăn quá nhiều đào vì đào có lượng dinh dưỡng thực vật lớn không dễ tiêu hóa. Nếu cơ thể ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tràng vị. Hay người mới ốm dậy, yếu dạ dày cũng cần chú ý. Người mắc bệnh về nhiệt không ăn nhiều vì đào nóng.
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cũng cho rằng, trong Đông y đào có vị đắng, ngọt có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, trị kinh nguyệt bế tắc… Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
Quan niệm của nhiều người cho rằng với phụ nữ mang thai cần kiêng tuyệt đối đào là không đúng. Đào có tính nóng ăn nhiều dễ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết nên mẹ bầu chỉ nên dùng 2 – 3 trái/ tuần nếu thích, không ăn liên tục. Lưu ý chỉ chọn những trái đào đã chín, khi ăn cần gọt hết vỏ ngoài vì lông đào làm ngứa họng, dị ứng với ai có cơ địa nhạy cảm. Rửa sạch, ngâm muối vì rủa không sạch có thể chứa ký sinh trùng gây hại như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Kiêng kỵ khi kết hợp ăn cùng đào
Theo các chuyên gia, đào là một loại quả tốt cho sức khỏe nên những người bình thường, khỏe mạnh nên ăn. Trái đào 147g cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, 15gr carbohydrate, 13gr đường, chất xơ và đạm. Trong trái đào cùng cấp rất nhiều nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, B3, folate, sắt, kali, magie, phospho, kẽm…
Ngoài ra, chúng có chứa lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin có tác dụng chống oxi hóa hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón; giảm stress, lo âu, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh…
Khi ăn đào, mọi người cần chú sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe:
Kị rượu vang trắng
Đào tính ôn giúp nhuận tràng, giải khát, hoạt huyết. Vang trắng lại là thức uống đại nhiệt nên ăn chung sẽ gây bốc hỏa.
Không kết hợp cùng thịt ba ba
Thịt ba ba chứa nhiều đạm còn đào lông chứa nhiều axit malic. Loại axit này sẽ làm cho đạm bị biến chất khi kết hợp, giá trị dinh dưỡng mất đi.
Không ăn cùng cua
Đào có chứa nhiều vitamin C, yếu tố vi lượng, chất sơ cần thiết cho cơ thể có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa trong khi cua tính hàn lạnh. Ăn chung với nhau dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Phương Thuận

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 12 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 15 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 18 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏeGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.