Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, chuyên gia “hiến kế” phòng ngừa những sự cố tương tự

Thứ tư, 16:55 23/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet –  “Công ty sông Đà vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân của vụ nước nhiễm dầu. Tuy nhiên họ đã xử lý rất vội vàng, thiếu thông minh để cho nó xâm nhập cả 1 hệ thống”, kỹ sư Trần Quang Hưng, chuyên gia ngành nước chia sẻ.

Sự cố của Nhà máy nước sông Đà mới đây gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các cấp chính quyền, cơ quan chức năng trong việc nghiêm túc xem xét lại quy trình kiểm soát, phòng ngừa những sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Tại tọa đàm "An ninh nước sạch và các vấn đề pháp lý" do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức ngày 23/10 tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam - nhấn mạnh thực tế cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị sản xuất nước sạch chưa thực sự quan tâm đến việc cấp nước an toàn, khi xảy ra sự cố còn lúng túng, đổ lỗi trách nhiệm.

Từ vụ nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, chuyên gia “hiến kế” phòng ngừa những sự cố tương tự - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Vấn đề pháp lý còn nhiều lỗ hổng trong việc tiến hành kiểm tra chất lượng nước, dễ dẫn tới khả năng mất kiểm soát. Sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà không chỉ là bài học cho thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, mà là bài học chung cho các địa phương trong cả nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch.

Đề cập về trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành liên quan, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng - Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, cho rằng về chức năng quản lý nhà nước thì các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất rõ.

Cụ thể là theo nội dung Nghị định 117, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về cấp nước nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phải đảm bảo nguồn lực; Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các quy chuẩn.

Từ vụ nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, chuyên gia “hiến kế” phòng ngừa những sự cố tương tự - Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng - Bộ Xây dựng.

Đối với bảo vệ nguồn nước, trách nhiệm chính thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương phải chịu trách nhiệm liên đới, còn doanh nghiệp cung cấp nước chịu trách nhiệm trực tiếp.

Bàn về an ninh nguồn nước, kỹ sư Trần Quang Hưng, chuyên gia cao cấp về nguồn nước, cho biết an ninh nguồn nước là đảm bảo sự trong sạch, phân phối nước từ đầu nguồn. Đối với Việt Nam, phần lớn các con sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài, bởi vậy việc đảm bảo nguồn nước như thế nào để được trong sạch là trách nhiệm không chỉ của doanh nghiệp mà còn là của địa phương. Nói đến an ninh nguồn nước là nói đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các bộ, ngành chức năng.

Từ vụ nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, chuyên gia “hiến kế” phòng ngừa những sự cố tương tự - Ảnh 4.

Kỹ sư Trần Quang Hưng-Chuyên gia cao cấp ngành nước.

"Việt Nam đã làm rất tốt việc cấp nước an toàn cho các tỉnh như: Vũng Tàu, Bình Dương… nhưng riêng Hà Nội, cách thực hiện không được chặt chẽ như các địa phương khác. Đúng là Công ty sông Đà vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân. 

Nạn nhân là nguồn nước của các anh bị người khác đổ trộm chất thải. Còn nguyên nhân là khi có chất độc hại, công ty xử lý rất vội vàng, thiếu thông minh, để cho nó xâm nhập cả 1 hệ thống, vẫn không biết, vẫn bảo là nước sạch được đảm bảo. Cho đến khi người dân kêu lên thì mới biết. 

Công ty cần phải biết nguyên nhân tại sao bị ảnh hưởng. Chính bởi vậy, việc đầu tiên là cần xin lỗi và vào cuộc ngay với chính quyền để tìm nguyên nhân. Đó chính là ý thức của doanh nghiêp và ý thức này rất kém. Chính bởi vậy chúng ta phải chỉnh lại toàn bộ công tác từ sản xuất nước và phân phối", ông Hưng chia sẻ.

Tại toạ đàm, các chuyên gia ngành nước đã nêu rõ quy trình cấp thoát nước an toàn ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Các luật sư cũng đã chỉ ra yếu tố pháp lý trong mối quan hệ giữa đơn vị cung cấp nước và người tiêu dùng; trách nhiệm của doanh nghiệp, của chính quyền, cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố...

Từ vụ nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, chuyên gia “hiến kế” phòng ngừa những sự cố tương tự - Ảnh 5.

Sau sự cố về chất lượng nước, người dân Hà Nội xếp hàng nhận nước sạch miễn phí từ Công ty Nước sạch Hà Nội.

Các đại biểu cũng nêu ra sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà nước; cổ phần hóa nhằm huy động các nguồn lực phát triển ngành cấp nước; việc xây dựng chiến lược ứng phó, các biện pháp thay thế, xây dựng thêm các nguồn nước dự phòng để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt ổn định và chất lượng cho người dân.

Sự cố nước sông Đà, UBND địa phương không thể ngoài cuộc

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cũng chia sẻ: "Buổi tọa đàm này rất thiết thực. Tôi cho rằng, buổi tọa đàm này sẽ cho chúng ta thêm kiến thức, sẽ rút được kinh nghiệm xử lý sau sự cố. Các ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm góp phần nêu lên các đề xuất, kiến nghị một cách tốt hơn đối với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp nước đến người dân.

Về chức năng quản lý Nhà nước, trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất rõ. Trong Nghị định 117, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị; Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về cấp nước nông thôn; Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phải đảm bảo nguồn lực; Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các quy chuẩn.

Đối với bảo vệ nguồn nước, trách nhiệm thuộc về Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Ngoài ra, các địa phương cũng phải chịu trách nhiệm bảo vệ nguồn nước. Những vấn đề này đều có sự phân công rõ ràng.

Trong sự cố này, UBND địa phương phải chịu trách nhiệm liên đới, doanh nghiệp cung cấp nước chịu trách nhiệm trực tiếp. Rất nhiều UBND địa phương nói rằng trách nhiệm chính là của đơn vị cấp nước. Nhưng theo tôi, UBND địa phương không thể đứng ngoài cuộc được".

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Top