Từ vụ việc học sinh đứng giữa trời nắng vì đi học sớm: Không học bán trú bị phân biệt đối xử?
GiadinhNet - Do đến sớm chưa đến giờ vào lớp nên một học sinh lớp 1 Trường tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) phải đứng chờ ngoài cổng trường đúng giờ mới được vào lớp. Sự việc cho thấy có sự bất cập trong công tác tổ chức tiếp nhận những học sinh không học bán trú vào đầu giờ chiều.

Sợ bị phạt vì đi học sớm, một học sinh Trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) đã đứng ngoài cổng trường giữa trời nắng. Ảnh: TL
Đứng ngoài cổng trường vì sợ đến sớm bị phạt
Ngày 21/5, mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh một bé gái học lớp 1 đứng ngoài cổng trường trong nắng nóng vì đi học quá sớm. Theo thông tin được chia sẻ, một người nhận là mẹ cháu bé cho biết, do không có điều kiện cho con ăn bán trú nên gia đình đón về buổi trưa và đưa con quay lại trường vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, do con đến lớp sớm 15 phút nên không được vào trường mà phải ra ngoài cổng trường đứng.
Sự việc sau đó được xác minh là xảy ra ở Trường tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng). Chia sẻ với báo chí, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sẽ yêu cầu cô chủ nhiệm kiểm điểm nghiêm túc. Trường đồng thời thống nhất với các giáo viên bố trí chỗ cho học sinh ở phòng y tế, phòng bảo vệ... khi các em đến sớm. Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận lỗi về việc để học sinh đứng ngoài vì trước đó cô giáo phê bình những học sinh đến sớm, gây mất trật tự tại lớp bán trú. Phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền cũng yêu cầu Ban giám hiệu trường xin lỗi gia đình học sinh và rút kinh nghiệm trong quản lý.
Chia sẻ quan điểm liên quan đến sự việc này, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội cho rằng, qua sự việc có thể thấy, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp quá cứng nhắc khi để học sinh đến sớm phải đứng ngoài cổng trường. Cô chủ nhiệm còn phê bình học sinh đi học sớm dẫn đến tâm lý sợ phạt nên đứng ngoài chờ đến giờ mới dám vào. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn như vậy, cô giáo chủ nhiệm cần quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn cùng với phụ huynh. Học sinh đi muộn phạt đã đành, vậy mà đi học sớm cũng bị phạt và chụp ảnh phê bình trước lớp.
"Giáo viên cần giải thích, uốn nắn học sinh có thể đến sớm, mất trật tự thì phải lưu ý hơn để lần sau không tái diễn. Về phía nhà trường, cần có các phương án cụ thể với những học sinh không đăng ký bán trú. Nếu đi học sớm có chỗ để nghỉ tạm, chờ đến giờ rồi vào lớp. Giáo viên cần trân trọng, giúp đỡ học sinh, đặc biệt là trẻ cấp 1 còn chưa tự xử lý được những tình huống gặp phải. Các em đến trường ngoài nhiệm vụ học tập còn phải vui vẻ, khỏe mạnh, đó mới là mục tiêu của giáo dục. Đây chỉ là một sự việc rất nhỏ nhưng lại biến trường học thành thứ kỷ luật máy móc, khiến học sinh ác cảm, ảnh hưởng đến tâm lý, sợ đi học, sợ mắc lỗi…", TS. Nguyễn Tùng Lâm đưa ra lời khuyên.
Không học bán trú, có sao không?
Dù câu chuyện học sinh lớp 1 tại Hải Phòng nói trên một phần lỗi do nội quy trường cứng nhắc, hay cách làm phản cảm của giáo viên… song với nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu học sinh không ăn bán trú tại trường học có bị phân biệt đối xử? Giờ nghỉ trưa, đi sớm, đến muộn có bị gây khó dễ chỉ vì không đóng góp khoản tiền ăn, tiền phục vụ bán trú cho trường? Trên thực tế, hoạt động bán trú ở cấp mầm non, tiểu học, THCS diễn ra khá phổ biến tại các trường học trên phạm vi cả nước, nhất là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, cũng như có thời gian đưa đón, chăm sóc nên nhiều phụ huynh không đăng ký bán trú cho con.
Theo ghi nhận tại Hà Nội, ở nhiều trường tiểu học trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa… vào thời điểm 11h00 ngày 22/5, có rất nhiều phụ huynh đến đón con về nhà, buổi chiều các phụ huynh này lại đưa con đi học. Chia sẻ lý do không cho con ăn bán trú, nhiều phụ huynh cho biết, do trường ở gần nhà, trong gia đình có người đưa đón, thậm chí không tin tưởng vào chất lượng bữa ăn trưa tại trường nên không đăng ký bán trú. "Tôi nghỉ ở nhà làm nội trợ nên có thời gian nấu cơm trưa, đưa đón cháu nên tôi không đăng ký bán trú cho con. Nếu ăn trưa tại nhà thì mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 600.000 đồng tiền ăn, chăm sóc bán trú, một số tiền không nhỏ trong lúc khó khăn. Gia đình cũng cố gắng đưa đón con đúng giờ để không làm ảnh hưởng đến giờ bán trú", một phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Đại Kim (Hà Nội), chia sẻ.
Đối với các trường học, việc một lượng học sinh không đăng ký bán trú là việc hết sức bình thường, bởi trường nào cũng có và đây là khoản thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường về giá cả suất ăn và được tạo điều kiện để học sinh đến trường không bị đứng ngoài cổng. Về công tác bán trú và tiếp nhận học sinh tại trường, bà Đỗ Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, vào những ngày nắng nóng, học sinh của trường đi học buổi sáng từ rất sớm và trường hợp không học bán trú cũng được tạo điều kiện để các em đến trường kể cả thời gian đi học đầu giờ chiều.
"Qua sự việc một học sinh ở Hải Phòng phải đứng ngoài cổng trường vì đi học sớm, bản thân tôi cũng cảm thấy đau lòng và không nghĩ ở đâu đó lại xảy ra chuyện như vậy. Đối với Trường Nguyễn Đình Chiểu, các con không ăn bán trú do nhà gần, có người đưa đón, chăm sóc… đó là lựa chọn của phụ huynh. Vào giờ học buổi chiều, học sinh vào lớp sớm đều được đón nhận, các bạn trong lớp còn chia sẻ đồ ăn cùng, nên rất vui vẻ, không có sự phân biệt lớp hay học sinh bán trú riêng biệt. Vào những ngày nắng nóng và để phòng chống COVID-19, nhà trường liên tục vận động phụ huynh đưa đón con đúng giờ để đảm bảo sức khỏe", bà Đỗ Thị Thủy cho biết.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2019 - 2020, ngoài học phí (trừ cấp tiểu học), định rõ mức trần của các khoản thu đối với các trường công lập, cụ thể như: Tiền nước uống, tiền phục vụ bán trú (mầm non, tiểu học, THCS), tiền học 2 buổi/ngày (tiểu học, THCS), tiền học phẩm (mầm non), tiền học thêm (cấp THCS, THPT). Riêng khoản tiền ăn, đồng phục, đây là khoản thỏa thuận, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh. Các khoản thu sẽ được chi dành cho bữa ăn của học sinh tại trường; bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ công tác bán trú; trang bị cơ sở vật chất cần thiết.
Tại cuộc họp của Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chiều 21/5 liên quan vụ việc học sinh Trường tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) trên, phụ huynh học sinh cho biết vì hoàn cảnh gia đình và công việc nên phải đưa con đi học sớm. Đến trường lúc 1h15 chiều ngày 20/5, chị dặn con ngồi dưới gốc cây. Nhưng khi quay lại thì lại thấy con đứng ngoài cổng trường. Con nói không vào lớp vì sợ cô giáo mắng vì đến sớm. Hiệu trưởng nhà trường cũng đã mời phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm làm việc. Trường đồng thời họp quán triệt với các giáo viên bố trí chỗ cho học sinh ở phòng y tế, phòng bảo vệ... khi các em đến sớm. Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận lỗi về sự việc này.
Quang Anh

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 25 phút trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 34 phút trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 2 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 3 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 3 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 3 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sốngGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.