Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưởng cảm xoàng, nhiều bệnh nhân tử vong vì sinh vật khó nghĩ đến này

Thứ bảy, 14:03 06/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Sốt cao liên tục nhiều ngày, nhiều người vẫn nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường, thậm chí còn nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp, sốt xuất huyết… Đến khi tình cờ phát hiện nguyên nhân chỉ vì bọ mò, không ít bệnh nhân đã không thể qua khỏi.


Bệnh nhân N.V.S vẫn đang phải điều trị tích cực do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp của sốt mò (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Bệnh nhân N.V.S vẫn đang phải điều trị tích cực do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp của sốt mò (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Đang khoẻ mạnh, bỗng tử vong chỉ vì bọ mò

Bà N.T.T (70 tuổi, ở Nam Trực, Nam Định) vốn khoẻ mạnh, không bệnh mãn tính. Cách đây không lâu, bà bỗng sốt cao liên tiếp, dùng hạ sốt không đỡ. Tưởng chỉ cảm cúm thông thường, gia đình tự mua thuốc nhưng bệnh tình người phụ nữ quanh năm làm ruộng này không thuyên giảm.

Hai ngày sau sốt, bà được đưa lên viện huyện, viện tỉnh, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết không rõ nguyên nhân, tiến triển bệnh ngày càng nặng nề. Bệnh viện tỉnh chuyển tuyến cho bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vào ngày thứ bảy sau sốt cao.

Bệnh nhân nhập viện khoa Cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch: Tiếp tục sốt cao, shock, mạch nhanh, lơ mơ, ý thức xấu, huyết áp tụt không đo được, rối loạn đông máu. Nữ bệnh nhân còn biến chứng suy hô hấp, viêm phổi nặng, toan chuyển hóa, tăng kali trong máu. Xét nghiệm chức năng tim của bệnh nhân này cho thấy bà đã bị viêm cơ tim. Bệnh nhân lập tức được dùng thuốc vận mạch, hỗ trợ hô hấp, đặt ống nội khí quản, lọc máu…

“Kiểm tra tỉ mỉ các vùng trên cơ thể, chúng tôi phát hiện ở cạnh bẹn bệnh nhân có vết đốt nhỏ đóng vảy đen như vết bọ mò đốt. Với những triệu chứng ban đầu, chúng tôi cho làm các xét nghiệm và chẩn đoán bà T bị sốt mò, phải sử dụng kháng sinh đặc hiệu”, một bác sĩ khoa Cấp cứu cho biết. Tuy nhiên, do phát hiện bệnh quá muộn, chỉ 12 tiếng sau khi nhập viện, tiên lượng bệnh nhân rất xấu, nên gia đình đã xin về nhà tử vong.

Đang nằm điều trị ở khoa Cấp cứu ngày thứ năm, ông N.V.S (làm nông, 63 tuổi, ở Ninh Bình) cũng gặp biến chứng do bị sốt mò. Ông S được đưa đến đây khi đã bị viêm phổi, suy hô hấp và phải thở oxy. Chăm chồng ở viện, vợ ông S cho biết, ban đầu gia đình bà chỉ nghĩ ông S bị sốt virus “xoàng”, vài ngày là khỏi. Đêm thứ hai, ông S bỗng sốt cao tới gần 40 độ C nên gia đình đưa lên viện, chẩn đoán chồng bà bị sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đến ngày thứ năm, khi phát hiện ra có vết đốt đóng vảy, các bác sĩ mới nghi ngờ sốt mò và chuyển tuyến trên để điều trị.

Hầu hết tất cả bệnh nhân bị sốt mò đều có biểu hiện chung là sốt rất cao. Có bệnh nhân bị mệt mỏi, ăn uống kém, đau bụng, nôn nhiều, nổi ban, xung huyết kết mạc mắt, phù nề 2 mắt. Không ít bệnh nhân bị nổi hạch, tự mua thuốc uống, dán cao vùng hạch bị sưng nhưng không đỡ. “Tới khi phát hiện ra vết mò đốt ở các vùng kín đáo trên cơ thể, nhiều người đã biến chứng nặng nề như tổn thương gan, viêm phổi, viêm cơ tim hay tổn thương thận, có trường hợp viêm màng não cấp…”, BS Nguyễn Lan Ngọc (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) nói.

Thường bị bỏ sót ở tuyến dưới

Sốt mò là căn bệnh truyền nhiễm do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người. Khi bị mò đốt, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cấp tính, kéo dài. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân rất suy đa tạng và tử vong. Điều quan trọng nhưng cũng rất khó khăn nhất trong việc phát hiện bệnh này là ấu trùng mò thường đốt vào các khu vực kín đáo, có nếp gấp, ẩm như: Nách, bẹn, cổ, bộ phận sinh dục… Trong khi đó, bệnh nhân bị mò đốt lại thường không có biểu hiện ngứa ngáy, bất thường hay khó chịu.

Vết mò đốt thường nhỏ, giống nốt mẩn ngứa thông thường và chỉ tạo vảy đen khô từ 5 - 7 ngày sau khi đốt. Theo một nghiên cứu mà Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) công bố, có tới hơn 30% bệnh nhân sốt mò không có biểu hiện đặc trưng này. Chính vì vậy, không chỉ riêng người bệnh mà ngay cả với nhân viên y tế, sốt mò cũng thường bị “bỏ qua”.

Tại khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), thời gian gần đây mỗi tháng tiếp nhận 2-3 ca sốt mò, chủ yếu là các trường hợp diễn tiến bệnh nặng chuyển từ tuyến dưới lên. Đáng tiếc, không phải trường hợp nào cũng được chẩn đoán đúng bệnh từ tuyến dưới.

BS Lê Xuân Sơn - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, đối với bệnh sốt mò các bác sĩ phải có kinh nghiệm và khi khám thấy triệu chứng thường phải nghĩ đến ngay bệnh thì mới có thể phát hiện sớm.

“Tuy nhiên, bệnh có nhiều biểu hiện giống với các bệnh như nhiễm trùng huyết, phải có các xét nghiệm và hội chẩn đúng để phát hiện bệnh sớm. Nhất là đối với người cao tuổi, sức đề kháng yếu căn bệnh dễ biến chứng nguy hại như viêm phổi cấp, suy đa tạng, viêm màng não” , BS Xuân Sơn nói.

Còn theo BS Lan Ngọc: “Giai đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh thường không điển hình, trong khi các cơ sở tuyến dưới hầu hết đều không có kit xét nghiệm để phát hiện sớm sốt mò”.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sốt mò, người dân nên tránh nằm, ngồi, phơi quần áo, để ba lô ở những bãi cỏ, bụi cây. Khi đi phát nương, làm rẫy, làm đồng… cần mặc quần áo dài tay, đi tất, mang giày, chít ống quần và cổ tay áo để tránh mò xâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, phát hiện vết mần đỏ, vảy đen hay hạch trên cơ thể… không loại trừ nguyên nhân sốt mò và cần tới ngay cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top