Tương Dương, Nghệ An: Cơ cực cõng con lội bùn gần 1 tiếng mới đến bến thuyền đi học
GiadinhNet - Thiếu đất hoặc chưa được cấp đủ đất nên nhiều hộ dân tái định cư ở hai xã mới Thanh Sơn và Ngọc Lâm (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã phải quay về những ngôi nhà tre, vách nứa trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) sinh sống...
Những ngôi nhà tranh chênh vênh sườn đồi của người dân nhóm Xốp Xuân quay về lòng hồ sinh sống. Mất hơn 1 tiếng đồng hồ lội bùn mới vào bản Kim Hồng (cũ) – nơi người dân tái định cư ngược về lòng hồ (ảnh nhỏ). Ảnh: Vũ Đồng
Thiếu đất sản xuất?
Chúng tôi ngược sông Nậm Nơn bằng thuyền máy hơn 1 tiếng đồng hồ để tới bản Kim Hồng, xã Kim Tiến (cũ), huyện Tương Dương, Nghệ An. Đây là cụm bản đang có nhiều hộ dân di cư ngược về lòng hồ thủy điện sinh sống.
Cố lách thuyền máy qua những điểm cạn nước, người lái thuyền nói: “Đây là điểm để các anh đi vào bản. Từ đây, các anh mất khoảng 1 giờ đồng hồ lội bùn tới đầu gối men theo những dòng nước nhỏ thì tới nơi”. Vừa dứt lời, người lái đò thở dài: “Đường khó đi, cuộc sống trong bản muôn vàn khó khăn khi không điện, đường, trường, trạm. Thế mà nhiều hộ dân cứ quay về bám trụ trong đó. Những lúc ốm đau, bệnh tật không biết họ xoay trở thế nào?”.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đi hơn 1 giờ đồng hồ thì thấy thấp thoáng 6 mái nhà tranh vách nứa ở lưng chừng đồi. Một người dân sinh sống ở đây cho biết, mùa này cạn nước nên nhà ở lưng chừng đồi. Đến cuối tháng 8 khi nước cao thì nhà ở mép sông nên việc đi lại dễ dàng hơn.
Ông Chương Xuân Tần (61 tuổi, dân tộc Thái) nói: “Khi nào nước lên thì gia đình tôi sẽ đi xuống khu tái định cư (TĐC). Còn những hộ khác trong bản tôi không thể biết được. Hiện bản còn 2 nhóm. Đây là nhóm Xốp Xuân có 6 hộ, 20 khẩu. Vào sâu hơn một chút là nhóm Xốp Tàng 17 hộ, 68 khẩu. Tôi với vợ từ khu TĐC quay về đây cũng đã gần 6 năm”.
Ông Tần nguyên là Trưởng bản Kim Hồng cũ. Năm 2009, gia đình ông được tái định cư ở xã mới Ngọc Lâm của huyện Thanh Chương. Lúc này, ông Tần làm Trưởng bản Kim Hồng mới. Năm 2013, ông cùng vợ quay về bản cũ trong lòng hồ nhưng con cái vẫn bám trụ ở khu TĐC xã Ngọc Lâm.
Theo ông Tần, khu TĐC xã Ngọc Lâm thì mọi quyền lợi của dân bản đều có. Giờ quay về đây thì mọi người không được hưởng một quyền lợi gì vì là dân ngụ cư. May mà những đứa nhỏ còn được chính quyền ưu tiên hỗ trợ cho đi học nhưng đường sá cũng cách trở lắm.
Nói thêm về việc bị chiếm đất sản xuất, ông Tần trầm ngâm: “Do dân bản Kim Hồng về xã mới chậm nên bị các hộ dân đến trước chiếm hết đất để trồng keo. Khi chúng tôi phản ánh thì những hộ dân này hứa thu hoạch xong lứa keo sẽ trả. Nhưng cây keo để thu hoạch được cũng ít nhất 3 năm. Trong 3 năm đó chúng tôi biết làm gì để sống? Chưa kể những hộ để cho keo thật to thì không biết đến khi nào chúng tôi mới có đất để sản xuất. Oái ăm hơn, khi họ thu hoạch xong lứa keo này, họ lại trồng mới lứa keo khác thì mãi chúng tôi cũng không có đất. Đến tôi là trưởng bản mà đất cũng chưa được trao tận tay thì các hộ khác không biết thế nào. Cứ đi làm thuê bám trụ ở nơi mới chúng tôi không thể chịu được”.
Sớm có những giải pháp để người dân ổn định nơi ở mới
Được biết, những người dân sinh sống tại khu vực lòng hồ muốn con được đi học phải cõng con nhỏ đi gần 1 tiếng đồng hồ lội bùn mới ra được thuyền. Tiếp đó, đi thuyền máy thêm 30 phút mới đến bến ở xã Hữu Khuông. Từ bến đi bộ thêm 20 phút đường rừng nữa mới đến lớp học. “Thương con nên ngày nào cũng đưa con đi học kiểu này. Vất vả quá nên chúng tôi bàn với các hộ khác xin nhà trường và chính quyền xã cho dựng lều tạm gần trường để các con theo học. Đầu tuần đưa con đi học, cuối tuần đón con về bản”, một người hàng xóm ông Tần kể.
Ông Lô Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết: “Việc dựng lều tạm cho các em theo học chúng tôi ủng hộ ngay. Dù không có hộ khẩu ở đây nên học sinh không được hưởng các chế độ ưu tiên dành cho miền núi và không có cả thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng chúng tôi vẫn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em theo học”.
Trong khi đó, ông Lô Huy Hùng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm cũng thừa nhận về việc chia đất cho dân TĐC chưa kịp thời cũng như việc chiếm đất sản xuất. “Việc bị chiếm đất này không chỉ xảy ra ở riêng bản Kim Hồng mà ở hầu hết các bản khác. Chúng tôi đang ráo riết giải quyết vấn đề này. Cứ xong trường hợp nào là giải quyết cuốn chiếu luôn. Quỹ đất đó được rào lại để cho dân quay về là có đất sản xuất. Hiện xã đã có hơn 100 hecta đất dành cho người dân quay về sinh sống”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Phùng Hùng - Trưởng phòng TN&MT huyện Tương Dương nêu vấn đề: “Người dân ở lòng hồ dựa vào phần diện tích đất lâm nghiệp trên cốt ngập đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phần diện tích này chưa được chính quyền thu hồi nên vẫn quay trở lại sinh sống. Vì vậy, chúng tôi cố gắng thực hiện việc lập hồ sơ thu hồi diện tích đất này để có cơ sở bù trừ chênh lệch nơi đi và nơi đến cho người dân. Ngoài ra, công trình phục vụ di dân TĐC được đầu tư không đồng bộ, chất lượng kém, hiệu quả sử dụng không cao. Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài (từ năm 2004) nên nhiều chính sách thay đổi, dẫn đến việc áp dụng không đồng nhất, gây bức xúc cho người dân”.
Với thực trạng người dân tái định cư ngược về lòng hồ, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo huyện Thanh Chương cam kết bố trí đủ đất, hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất khi họ quay về. Chính quyền và các đoàn thể địa phương, Bộ đội biên phòng đóng quân trên địa bàn giúp đỡ ngày công san nền, dựng nhà, vận chuyển đồ đạc và hỗ trợ các vật chất cần thiết để giúp dân bản ổn định đời sống càng sớm càng tốt. Riêng mong muốn của một số dân bản xin tỉnh hỗ trợ phương tiện để chuyên chở các nếp nhà đã dựng tạm về xã tái định cư cũng được UBND tỉnh nhất trí, bàn bạc với Chi cục Kiểm lâm để hỗ trợ dân bản.
Vũ Đồng
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 6 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 8 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 48 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.