Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai được nâng lên nhờ công tác xã hội hóa

Chủ nhật, 19:10 23/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Thông qua việc thực hiện Đề án 818 đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân tại Quảng Bình trong việc sử dụng các phương tiện tránh thai, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ miễn phí sang tự chi trả.

Ngày 12/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 -2020" (Đề án 818).

Các chuyên gia nhận định, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về phương tiện tránh thai của người dân ngày càng đa dạng và phong phú. Việc xã hội hóa các phương tiện tránh thai là một xu thế tất yếu, không chỉ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn từng bước thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai tốt nhất và phù hợp với bản thân để bảo vệ sức khỏe.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai được nâng lên nhờ công tác xã hội hóa - Ảnh 1.

Tư vấn và cung cấp dịch vụ các biện pháp tránh thai tại xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Ảnh TL

Tại Quảng Bình, Đề án 818 được triển khai từ năm 2016, thí điểm tại 25 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, Đề án được triển khai trên toàn tỉnh và hiện vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.

Để thực hiện Đề án, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Theo đó, những năm qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân số thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tích cực truyền thông, giới thiệu sản phẩm, tư vấn, nâng cao hiểu biết và khả năng lựa chọn của đối tượng để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về việc chủ động mua sản phẩm thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ, thực hiện xã hội hóa các phương tiện tránh thai.

Để đa dạng hóa các sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS, tăng khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn tỉnh, Phòng Dân số các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai vào các hội nghị truyền thông qua các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số.

Nhờ vậy, hiện nay, thói quen sử dụng miễn phí các phương tiện tránh thai của người dân tại Quảng Bình đang dần được xóa bỏ. Thay vào đó, nhiều người dân đã lựa chọn và chấp nhận trả chi phí phương tiện tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.

Mặc dù công tác xã hội hóa các phương tiện tránh thai đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, người dân từng bước nhận thức và thay đổi hành vi từ nhận các phương tiện tránh thai miễn phí sang chi trả dịch vụ KHHGĐ, tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành Dân số Quảng Bình, trong quá trình triển khai thực hiện, công tác xã hội hóa các phương tiện tránh thai vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Chẳng hạn, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng phụ thuộc vào các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ miễn phí nên chưa quen với việc tự chi trả. Mặt khác, giá bán lẻ các mặt hàng phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS khá cao, một số sản phẩm cung ứng còn mới chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường, người tiêu dùng chưa biết đến và còn e ngại khi sử dụng sản phẩm.

Cùng với đó, một số ít địa phương chưa thật sự tập trung triển khai cung ứng hàng tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai tại đơn vị nên kết quả đạt được rất thấp so với chỉ tiêu được giao.

Hiện nay, ở Quảng Bình, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt trên 76%. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn vẫn còn xảy ra. Vì vậy, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ vị thành niên, thanh niên cần chủ động tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng các phương tiện tránh thai phù hợp, nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.

Để hoạt động xã hội hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình và Phòng DS-KHHGĐ các huyện sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu rõ hơn lợi ích của các phương tiện tránh thai hiện đại, tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và các dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?

Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng các cơ quan sinh dục nữ thường gặp. Phần lớn viêm vùng chậu có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Do đó, bệnh thường được phát hiện muộn và việc điều trị ở giai đoạn muộn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Thực phẩm giàu phytoestrogen tốt cho phụ nữ mãn kinh

Thực phẩm giàu phytoestrogen tốt cho phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Một trong những cách tiềm năng có thể giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh là bổ sung thực phẩm giàu phytoestrogen - hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có cấu trúc tương tự như hormone sinh dục nữ.

5 câu hỏi thường gặp khi trẻ dậy thì muộn

5 câu hỏi thường gặp khi trẻ dậy thì muộn

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.

Bác sĩ cảnh báo những bệnh có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng

Bác sĩ cảnh báo những bệnh có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người vẫn nhầm tưởng quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn tuyệt đối. Thực tế thì ngoài việc không dẫn đến mang thai, bất kỳ ai có quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Đó là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Hoài Bắc, trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính (BV Đại học Y Hà Nội).

8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, tiêu thụ các chất kích thích, kèm lối sống thiếu vận động, thức khuya, stress… là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nam giới nếu có biểu hiện đau bìu cần phải đi khám ngay, tránh nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở chị em khi “đến tháng”. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như ít vận động hay vận động quá mạnh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Giảm đau bụng kinh bằng cách nào và cần lưu ý gi?

3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ

3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai

Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.

Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và phát triển, vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của cuộc sống.

Top