Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ù tai được hiểu như thế nào, nguyên nhân và điều trị?

Chủ nhật, 08:48 04/08/2019 | Sống khỏe

Tôi năm nay 42 tuổi, gần đây trong tai có cảm giác ù ù rất khó chịu, khi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng ở huyện thì không phát hiện gì đặc biệt. Vậy tôi xin hỏi ù tai hiểu như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị? (Nguyễn Chơn - Đồng Nai).

Ở điều kiện sinh lý bình thường, ở tai trong của mỗi chúng ta được cấu tạo hàng vạn tế bào thính giác và hoạt động theo cơ chế điện sinh học, tức là trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào, sự chuyển động này khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ; não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, từ đó chúng ta nghe được và biết được.

Ù tai được hiểu như thế nào, nguyên nhân và điều trị? - Ảnh 1.
Ù tai được hiểu như thế nào, nguyên nhân và điều trị? - Ảnh 2.
Ù tai được hiểu như thế nào, nguyên nhân và điều trị? - Ảnh 3.

Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính này bị tổn thương, uốn cong, siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tín hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai.

Về nguyên nhân, gây ù tai có rất nhiểu nguyên nhân gây nên, từ bệnh lý thực thể đến những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường, như gặp trong chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, cưa máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga... có thể làm giảm thính lực rất nhiều; do sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc Aspirin, Streptomyxin, Gentamycin... do tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được; chấn thương ở vùng đầu - mặt - cổ làm tổn thương tai trong; bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như xơ vữa động mạch, sự tích tụ của cholesterol, làm cho các mạch máu gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi; trong các bệnh tăng huyết áp, stress, nghiện rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tai chúng ta bị ù tai…

Việc điều trị bệnh ù tai, trước hết bệnh cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám để xác định nguyên nhân, nếu ù tai là do quá nhiều ráy tai thì sau khi khám bác sĩ sẽ giúp lấy ráy tai ra, trường hợp này bệnh sẽ hết hoặc bớt ù tai; nếu ù tai do bệnh mạch máu, việc điều trị phải giải quyết các rối loạn về mạch máu; nếu bệnh do dùng thuốc để điều trị bệnh nào đó mà gây ù tai, sau khi bạn ngừng thuốc hoặc đổi sang thứ thuốc khác sẽ hết ù tai; bên cạnh đó chúng ta cũng cần thực hiện các phương pháp làm giảm thiểu tiếng ồn, gây ảnh hường cho tai như nghe điện thoại, nghe nhạc, để quạt chạy nhẹ, nghe đài, tivi nên điều chỉnh vừa đủ nghe, đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực, không dùng hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu - bia, thuốc lá, cà phê, nước khoáng có chứa chất Quinin, thuốc Aspirin; các chất Nicotin và Cafein... vì các chất này làm rối loạn sự co giãn của mạch máu, nên làm thay đổi tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch, rượu bia làm giãn mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tai trong, làm cho ù tai tăng lên, cần tập thể dục- thể thao đều đặn vừa sức để khí máu huyết lưu thông, giúp giảm ù tai.

Bên cạnh việc điều trị hiện tại vẫn còn nhiều khó, nên việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng, vì thông thường, tai của chúng ta tiếp nhận âm thanh ở ngưỡng từ 0 - 20dB, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ngưỡng tiếng ồn cho phép trong môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên không quá 40dB; môi trường sinh hoạt không quá 60dB; môi trường sản xuất  không quá 80dB; nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải ngắn hơn; nếu đeo tai nghe để nghe nhạc không nên nghe quá to, nghe với thời gian vừa phải trong ngày; cần vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên, nếu bị viêm mũi họng phải xử trí ngay tránh làm bít tắc vòi nhĩ cũng gây ù tai

Theo BS.CKI. Trần Quốc Long/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 25 phút trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 17 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top