Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?

Thứ năm, 15:57 19/12/2024 | Bệnh thường gặp

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Chính vì vậy, việc tầm soát sớm để phát hiện ra bệnh là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng

Nguyên nhân chính của bệnh ung thư đại trực tràng chưa xác định được, tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bệnh này, bao gồm: Lớn tuổi, nam giới, chế độ ăn nhiều mỡ và thịt, ít chất xơ, béo phì, hút thuốc lá, polyp đại tràng , viêm loét đại tràng xuất huyết hay bệnh Crohn, tiền căn gia đình có người ung thư đại trực tràng.

Dấu hiệu của ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Sau khi khối u phát triển, có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:

  • Có sự thay đổi khi đi đại tiện, phân bất thường.
  • Thường xuyên thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng.
  • Giảm cân không rõ lý do, cơ thể mệt mỏi.
  • Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón) Trong ruột khó chịu, không thoải mái Trong phân có máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu).

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Nội soi đại trực tràng là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có ung thư đại trực tràng. Qua nội soi, bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước khối u và lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn khối u đó có phải là ung thư hay không.

Ngoài ra, người bệnh cần được thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), siêu âm bụng, X quang phổi, điện tim, xét nghiệm máu...để giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn để tiến hành điều trị.

Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?- Ảnh 1.

Hình ảnh ung thư đại trực tràng.

Ai cần tầm soát ung thư đại trực tràng?

Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm, cơ hội điều trị của người bệnh sẽ giảm đi. Vì vậy, mọi người cần chủ động tầm soát, khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ.

  • Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Ung thư Mỹ người ở độ tuổi ngoài 30, kể cả nam và nữ, đặc biệt là những người trong gia đình có người thân mắc ung thư đại trực tràng, cứ mỗi 5 năm nên nội soi đại tràng/lần, nếu phát hiện polyp đại tràng thì cần cắt bỏ để phòng ngừa ung thư.
  • Khi có triệu chứng: gầy sút nhanh, đau bụng, đầy tức bụng, đại tiện nát lỏng, phân có máu…có thể tiến hành xét nghiệm tìm máu trong phân, nếu dương tính sẽ tiến hành nội soi đại tràng toàn bộ.
  • Ngoài ra hàng năm, chúng ta nên làm xét nghiệm phân tìm hồng cầu trong phân (bằng cách lấy 2 mẫu phân vào 2 thời điểm và gửi đến bệnh viện). Nếu xét nghiệm dương tính cho thấy có hồng cầu vi thể trong phân (loại hồng cầu mà mắt thường không nhìn thấy) thì cần tiến hành nội soi đại tràng ngay vì đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng sớm.

- Đối tượng có yếu tố nguy cơ cao và có các đặc điểm sau: có ít nhất 3 u tuyến; có ít nhất 1 u tuyến lớn hơn 1cm; có u tuyến nhú hoặc ống nhú; u tuyến có loạn sản độ cao; polyp có răng cưa lớn hơn 1cm.

- Thời gian nội soi lại có thể ngắn hơn nếu chất lượng của cuộc nội soi trước kém hoặc dấu hiệu nguy cơ cao hoặc một số đặc điểm của lần nội soi trước: cắt polyp không hoàn toàn, tình trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh tật.

- Nội soi tiếp trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân có ít nhất 5 u tuyến.

  • Đối tượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã phẫu thuật

- Bệnh nhân trước khi phẫu thuật chưa soi hết đại tràng, ví dụ: mổ do tắc ruột thì nên soi lại đại tràng sau 3-6 tháng.

- Nếu bệnh nhân đã soi đại tràng, toàn bộ đại tràng trước phẫu thuật, cần soi lại sau 1 năm: nếu kết quả bình thường nên soi lại sau 3 năm nữa. Nếu kết quả soi lần 2 bình thường thì nên soi lại 5 năm/lần.

- Xét nghiệm định kỳ CEA định kỳ 3-6 tháng/lần trong 2 năm, sau đó mỗi 6 tháng cho tới 5 năm. Chụp CT ngực, bụng và tiêu khung hàng năm trong vòng 5 năm.

  • Tầm soát ở những đối tượng đặc biệt

- Những người có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng và polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng tầm soát khi 40 tuổi.

- Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP): Nội soi đại tràng 1-2 năm/lần bắt đầu từ năm 10 tuổi và liên tục ở những người mang gen đột biến. Cần tầm soát soi dạ dày khi polyp đại tràng xuất hiện hoặc khi 25-30 tuổi.

- Hội chứng Lynch (Ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền).

  • Nội soi đại trực tràng 1-2 năm/lần, năm 20-25 tuổi.
  • Nội soi dạ dày từ 30 tuổi nhắc lại 2-3 năm/lần.
  • Bệnh lý ruột viêm (IBD gồm viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn), Hội chứng Peutz Jegherz, Hội chứng đa polyp thanh thiếu niên (JPS), Hội chứng đa polyp răng cưa (SPS): Nội soi đại tràng 1-3 năm/lần.

Tóm lại: Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ung thư phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.

Việc tầm soát sớm các bệnh lý ung bướu nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng, giúp bệnh phát hiện tại giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

BSCK2 Nguyễn Thị Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì mắc sai lầm này khi ăn rau

Người đàn ông 61 tuổi phải chạy thận suốt đời chỉ vì mắc sai lầm này khi ăn rau

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

GĐXH - Loại rau khiến người đàn ông mắc bệnh thận mãn tính phải chạy thận suốt đời là rau bina, hay có tên khác là cải bó xôi, rau chân vịt.

5 dấu hiệu cho thấy thận suy yếu, có một cũng cần đến bệnh viện ngay

5 dấu hiệu cho thấy thận suy yếu, có một cũng cần đến bệnh viện ngay

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Thận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường trên cơ thể cảnh báo thận đang suy yếu, bạn cần đặc biệt lưu ý.

Người đàn ông 42 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp, thừa nhận một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 42 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp, thừa nhận một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 42 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp cho biết, anh làm nghề lái xe taxi, có thói quen hút thuốc lá nhiều năm nay.

5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ

5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưới đây là 5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ bạn nên bổ sung thường xuyên.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ phải đặt 2 stent mạch vành từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 62 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ phải đặt 2 stent mạch vành từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Xuất hiện những cơn đau thắt ngực không ổn định, tăng huyết áp, nữ bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện mắc bệnh mạch vành, cần phải can thiệp.

Người đàn ông 47 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện u tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 47 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện u tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị u tủy có triệu chứng đau lưng kéo dài, cảm giác tê rát ở nửa cánh tay trái, đặc biệt đau tăng khi ho hoặc vận động mạnh.

Hóc xương cá, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương phải nhập viện vì cố làm điều này

Hóc xương cá, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương phải nhập viện vì cố làm điều này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mỡ máu cao 40 lần, người Việt cần làm điều này để phòng bệnh

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mỡ máu cao 40 lần, người Việt cần làm điều này để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Điều đặc biệt ở bệnh nhân này là dù chỉ số máu cao gấp 40 lần, nhưng bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì. Vì vậy, để theo dõi và đánh giá các chỉ số sức khỏe, người dân cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ...

6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả

6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim, alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao...

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Diễn viên Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn...

Top