Ung thư đại trực tràng: Có triệu chứng đi khám ngay, phát hiện sớm dễ chữa khỏi
Phòng ngừa hiệu quả nhất của ung thư đại trực tràng là phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp tiền ung thư của đại tràng trước khi chúng biến thành ung thư.
Nếu có bất cứ lý do nào để nghĩ là mình có thể bị ung thư, thì bạn cần có kết quả một vài thử nghiệm để kiểm lại cho chắc chắn, hoặc xem tình trạng ung thư có lan rộng hay không.
Ngay cả khi ung thư đã phát triển, việc phát hiện sớm cũng có thể cải thiện đáng kể cơ may chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư trước khi ung thư kịp lan sang các cơ quan khác.
Các xét nghiệm kiểm tra giúp bác sĩ tìm thấy bướu thịt (các polyp) hoặc ung thư trước khi có các triệu chứng rõ ràng. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng sẽ làm tăng hiệu quả của việc điều trị.
Sau đây là một vài thử nghiệm có thể được thực hiện:
- Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): Đôi khi các ung thư hay các bướu thịt (polyp) gây chảy máu, và FOBT có thể phát hiện một lượng nhỏ máu trong phân.
Nếu xét nghiệm này cho thấy có máu, khi đó các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm nguồn gốc của máu. Các tình trạng lành tính (như bệnh trĩ), cũng có thể gây ra máu trong xét nghiệm này.

- Sự bơm thụt bari tương phản kép: Thủ pháp này liên quan đến việc làm đầy đại tràng và trực tràng với một chất lỏng màu trắng (bari) để nâng cao chất lượng các hình ảnh X-quang. Các bất thường (chẳng hạn như các bướu thịt – polyp) có thể được nhìn thấy rõ ràng.
- Soi trực tràng sigma: Bác sĩ kiểm tra trực tràng và phần dưới của đại tràng với một ống sáng (ống soi trực tràng sigma). Sự phát triển tiền ung thư và ung thư trực tràng và phần dưới của đại tràng có thể được tìm thấy và hoặc được lấy ra hoặc được sinh thiết.
- Nội soi đại trực tràng ảnh thực: Trong xét nghiệm này, thiết bị X-quang đặc biệt được sử dụng để đưa ra các hình ảnh của đại tràng và trực tràng. Một máy tính tập hợp những hình ảnh này thành các hình ảnh chi tiết mà nó có thể hiển thị các bướu thịt (polyp) và các bất thường khác.

- Siêu âm: Các sóng siêu thanh được sử dụng để giúp dò tìm ung thư và để hiểu rõ tình trạng ung thư đã lan rộng hay chưa.
- Chụp cộng hưởng từ: Điều này cho phép tạo hình ảnh 3 chiều của ruột qua đó giúp bác sỹ chuẩn đoán tìm ra ung thư.
Sau khi chuẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng, các bác sỹ sẽ làm tiếp 1 vài xét nghiệm hoặc chuẩn đoán bằng hình ảnh để kiểm tra xem ung thư đang ở giai đoạn nào để có biệp pháp điều trị
Các giai đoạn của ung thư đại trực tràng
- Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại - trực tràng. Ung thư biểu mô tại chỗ là một tên khác cho ung thư đại - trực tràng giai đoạn đầu.
- Giai đoạn I: Khối u đã phát triển vào thành trong của đại - trực tràng. Khối u chưa phát triển vượt qua thành.
- Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành đại - trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, như gan hoặc phổi.
Tái phát: Đây là ung thư đã được điều trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian khi ung thư không thể được phát hiện. Bệnh có thể tái phát trở lại trong đại trực tràng, hoặc trong một bộ phận khác của cơ thể.

Theo Trí thức trẻ

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.