Ung thư di căn sang phổi nhưng sau 7 tháng điều trị, cô gái 16 tuổi đã đánh bại hoàn toàn
Ở độ tuổi trẻ đẹp nhất của cuộc đời và khi sự nghiệp người mẫu đang lên, cô gái 16 tuổi bị chẩn đoán ung thư buồng trứng đã di căn sang phổi.

Ở tuổi 15, Peyton Linafelter đang sống những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời. Cô gái gốc Colorado này vừa mới thi xong bằng lái xe. Trong một lần đi xem buổi diễn ca nhạc của Taylor Swift, Linafelter vô tình lọt vào mắt xanh của một công ty người mẫu.
Nhưng chỉ một năm sau, trong lúc đang trong kỳ nghỉ đông ở Barbados, mọi chuyện bỗng thay đổi hoàn toàn với gương mặt chuẩn bị xuất hiện trên trang bìa các tạp chí này.
"Bụng to hơn một chút nhưng tôi chỉ nghĩ là do ăn nhiều carbs (tinh bột) quá mà thôi. Nên tôi cũng không mấy quan tâm. Song, mỗi ngày bụng lại to hơn nữa. Khi đó bụng tôi như có bầu 5 tháng. Đau lưng dưới nghiêm trọng và bụng cũng đau", Linafelter kể lại.
Lúc đầu, cô gái được xác định chỉ là u buồng trứng nhưng sau lần ngất xỉu trong lúc đang tắm, Linafelter được đưa đến bệnh viện để kiểm tra lại.
Đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 16, Linafelter được xác định là ung thư buồng trứng giai đoạn 4. Các tế bào ung thư đã di căn đến phổi.
"Tôi hoàn toàn bị sốc. Tôi không tin vào những gì bác sĩ nói, cứ nghĩ là có điều gì đó sai hoặc một sự nhầm lẫn. Mẹ tôi cũng nghĩ như vậy, chỉ là u nang buồng trứng mà thôi. Tôi không nghĩ đó lại là u ác tính", cô gái trẻ không kìm được nước mắt khi nhớ lại thời khắc đó.

Cô người mẫu bị chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn 4 khi mới 16 tuổi.
Bác sĩ Saketh Guntupalli, người đang điều trị cho Linafelter ở Bệnh viện Trường Đại học Colorado lúc đó cho rằng cô là bệnh nhân ít tuổi nhất ở Mỹ mắc ung thư buồng trứng. Đây là một dạng ung thư buồng trứng nhiều người mắc nhưng lại là một ca tương đối nặng.
Cơ hội sống sót cho cô người mẫu tiềm năng này là 17%. Vài ngày sau, tháng 5/2016, Linafelter bắt đầu chiến đấu với căn bệnh ung thư buồng trứng.
"Tôi nghĩ tại thời điểm đó, điều khủng khiếp nhất chính là bị rụng tóc. Tôi cũng sốc như khi nhận được kết quả chẩn đoán bệnh, bởi tôi không biết về điều này.
Tôi sẽ thực hiện hóa trị liệu trong vài lần, sau đó sẽ phẫu thuật và cuối cùng là hóa trị tiếp. Tôi hoàn toàn ổn với phác đồ này".
Còn bác sĩ Saketh Guntupalli, chuyên gia về ung thư tử cung cho biết:

Cô ấy là một anh hùng vì đã chiến đấu với ung thư bằng sức mạnh gấp 4 lần mà một cô gái ở tuổi đó có thể có".
"Lúc đầu, chúng tôi nghĩ chỉ kích thước của khối u chỉ như quả nho ở cả 2 buồng trứng. Nhưng thật ra, nó lớn bằng cổ tay tôi và xâm chiếm cả buồng trứng và tử cung.
Chứng kiến sự quyết tâm của bệnh nhân, tôi đoán là cô ấy sẽ chiến thắng được bệnh",
Mặc dù gặp vấn đề về sức khỏe, nhưng giấc mơ trở thành một người mẫu của Linafelter không hề biến mất.
Thực tế, công ty đại diện Next Management, vốn hợp tác với Tạp chí Sports Illustrated và các ngôi sao như Myla Dalbesio, Kate Upton vẫn động viên Linafelter và sẽ tiếp tục cộng tác với cô sau khi điều trị khỏi bệnh.
"Đây là liều thuốc khác giúp tôi khỏi bệnh. Tôi rất hạnh phúc vì vẫn tiếp tục được theo đuổi nghề người mẫu. Dù tôi rụng tóc nhưng mọi thứ sẽ vẫn ổn. Công ty đã liên lạc với mẹ tôi và nói rằng tôi có thể làm việc sau khi thực hiện các lần hóa trị liệu".
Vào ngày 22/12/2016, Linafelter đã hoàn toàn thoát khỏi ung thư. Tổng cộng cô gái đã trải qua 8 lần hóa trị và một lần phẫu thuật kéo dài 7 giờ.
"Tôi đã trở lại cuộc sống của một người bình thường nhưng theo một cách hoàn toàn mới".
Linafelter đã tham gia các chương trình quảng cáo nhằm giúp mọi người ý thức rõ hơn về ung thư. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 89 được tổ chức vào tháng 2 vừa qua tại Nhà hát Dolby ở Hollywood, Los Angeles, cô đã có một bài chia sẻ về căn bệnh ung thư buồng trứng.
"Tôi khuyên các bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện trên cơ thể. Thậm chí bạn nghĩ điều đó rất đơn giản nhưng nó lại có thể ảnh hưởng về sau này.

"Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân và đừng chủ quan". Đó là thông điệp chính của Linafelter.
Làm sao để phát hiện ung thư buồng trứng?
Ung thư buồng trứng là căn bệnh bắt nguồn từ những tế bào bên trong hoặc xung quanh buồng trứng. Thông thường, căn bệnh này chỉ xảy ra ở những phụ nữ bước vào tuổi 50 hoặc phụ nữ mãn kinh.
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường dễ nhầm lẫn với các căn bệnh ở đường tiêu hóa, việc phát hiện sớm bệnh rất khó khăn.
Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 5 trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ, sau ung thư phổi, phế quản, vú, đại trực tràng và ung thư tuyến tụy. Cứ 73 phụ nữ thì sẽ có 1 người có nguy cơ bị ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh:
- Đau bụng hoặc xương chậu
- Thay đổi trong chu kì kinh nguyệt
- Đầy hơi
- Đi tiểu liên tục
- Mệt mỏi quá mức
- Buồn nôn và nôn
- Trào ngược acid hoặc ợ nóng
- Ăn nhanh no
Điều trị:
- Phẫu thuật, bao gồm lấy sinh thiết.
- Hóa trị để diệt tế bào ung thư, được khuyến cáo sử dụng sau khi giải phẫu.
Tỷ lệ sống sót theo từng giai đoạn bệnh:
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 1: Tế bào ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng: 92%
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 2: Lây lan đến tử cung hoặc các cơ quan lân cận khác: 70%
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 3: Lan đến các hạch bạch huyết hoặc ở tử cung: 39%
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 4: Lây lan đến các cơ quan xa như phổi hoặc gan: 17%
Theo Trí Thức Trẻ

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.