Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư không lây nhưng 1 số nguyên nhân gây ung thư có thể lây: Ai cũng cần biết để phòng

Thứ ba, 10:17 21/04/2020 | Sống khỏe

Ung thư là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa được ở giai đoạn sớm và phòng ngừa được yếu tố nguy cơ.

Công việc thường xuyên phải tiếp nhận những bệnh nhân mắc ung thư tới khám và điều trị, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã nhận được không ít những câu hỏi có 1 không 2 từ bệnh nhân.

Tuy nhiên điều mà bác sĩ Thịnh thường tiếc nuối nhất cho bệnh nhân là đến quá muộn, hiểu không đúng về căn bệnh ung thư đã bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh.

Bệnh nhân nữ 55 tuổi đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khám trong tình trạng ra máu âm đạo. Bệnh nhân được khám và chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IV (gia đoạn muộn). Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm.

Theo bệnh nhân từ trước đến nay sức khỏe tốt nên đã không đi khám sức khoẻ. Khi bệnh nhân có dấu hiệu rõ ràng đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi biết mình mắc bệnh ung thư bệnh nhân nghĩ mình bị lây bệnh và hỏi bác sĩ ung thư có lây hay không? Đây là câu hỏi khá phổ biến mà bác sĩ được bệnh nhân đến khám thắc mắc.

 Ung thư không lây nhưng 1 số nguyên nhân gây ung thư có thể lây: Ai cũng cần biết để phòng - Ảnh 1.

Bác sĩ Thịnh đang khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Thịnh cho hay: "Ung thư là căn bệnh không lây. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây bệnh có thể lây, ví dụ như: Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung lây qua đường quan hệ tình dục, virus gây VGB-C gây ung thư gan, virus EBV gây ung thư vòm...

Những tác nhân kể trên đều có thể dự phòng được bằng vắc xin và ăn uống sinh hoạt lành mạnh".

Ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do papillomavirus ở người (HPV) gây ra lây lan qua đường tình dục.

Thông thường khi mắc phải HPV không gây ra các triệu chứng cho đến giai đoạn muộn. Việc chẩn đoán nhiễm HPV có thể được phát hiện bằng phết tế bào Pap hoặc sinh thiết để tầm soát. Ung thư cổ tử cùng điều trị hiệu quả hơn trong giai đoạn đầu bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Bác sĩ Thịnh cho biết thêm: "Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa được. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV và xét nghiệm Pap smear thường xuyên có thể xác định những thay đổi tiền ung thư sớm".

Mới đây, bác sĩ Thịnh cũng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam tới viện khám và được chẩn đoán ung thư thực quản gia đoạn IV. Bệnh nhân trước đó có hai người bạn chơi cùng mắc ung thư lưỡi và thực quản. Khi biết mình bị mắc ung thư bệnh nhân nghĩ ngay tới việc mình bị lây.

Bác sĩ Thịnh đã phải giải thích cho bệnh nhân hiểu căn bệnh ung thư của bệnh nhân không lây mà có liên quan tới thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Đa phần các căn bệnh ung thư đường tiêu hóa trên đều gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu, ăn uống thiếu khoa học.

Ung thư phát hiện sớm cơ hội điều trị khỏi sẽ cao. Cách đơn giản nhất để phát hiện ung thư sớm người dân nên có thói quen khám và tầm soát bệnh định kỳ

Đối với phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần. Nam giới cần lưu ý nguy cơ ung thư phổi, ung thư vùng đầu, cổ, ung thư đường tiêu hóa. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt sau 50 tuổi.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 7 phút trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 20 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Top