Ung thư tế bào mỡ: Những người có lớp mỡ bụng dày thật sự rất đáng lo ngại!
Người đàn ông này càng ngày càng béo bụng nhưng không phải do uống bia. Sau khi phẫu thuật khối u mỡ, anh đã giảm đi gần 35kg. Đây là căn bệnh ung thư tế bào mỡ cần phải cảnh giác.
Vào ngày 10 tháng 7 năm 2018, William Tseng - một bác sĩ tại Đại học Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California, Los Angeles (Mỹ) đã phẫu thuật loại bỏ khối u ở bụng cho một người đàn ông tên là Hecto Hernande. Phẫu thuật kéo dài trong 6 giờ và sau khi kết thúc, trọng lượng của bệnh nhân giảm đi 77 pound (gần 35 kilogram).

Hecto Hernande kể rằng, hai năm trước, cân nặng của anh đột nhiên tăng lên và bụng càng phình to ra. Mọi người khuyên anh nên ngừng uống bia nhưng sự thật là anh không hề uống bia và nguyên nhân dẫn đến thân hình trở nên đồ sộ hoàn toàn không phải vì bia.
Cho đến khi trọng lượng không ngừng tăng lên, mặc dù anh đã tập thể dục thì gia đình bắt đầu thúc giục anh đến gặp bác sĩ.
Tại đây, anh được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư các tế bào mỡ. Hernande nói rằng anh không hề cảm thấy đau đớn gì ngay cả khi khối u dần dần lớn lên và chiếm nhiều không gian trong cơ thể.

Bác sĩ Tseng nói rằng: Hầu hết các bệnh nhân không nghi ngờ gì khi mắc bệnh này vì nó không có triệu chứng.
Một số người cho rằng do họ ít vận động hoặc đổ lỗi cho chế độ ăn không điều độ gây nên tình trạng mỡ thừa, ngoài ra họ không có bất cứ hoài nghi nào về một căn bệnh.
Hoặc giống như Hernande, anh chỉ cảm thấy khó chịu ở dạ dày và gặp phải trở ngại trong việc tiêu hoá thức ăn.
Việc phát hiện ra bệnh này hầu hết đều là vô tình, họ nhìn thấy khối u khi chụp CT và sau một xét nghiệm sinh thiết họ mới biết mình mắc chứng ung thư mỡ.
Khi tình trạng mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng ở Mỹ, các bệnh nhân gặp các bác sĩ hỏi rằng họ đã sai lầm gì trong việc chăm sóc sức khoẻ để dẫn đến căn bệnh này. Câu trả lời là họ không làm gì sai cả.
Có chăng là do các biến dị di truyền, hoặc do phơi nhiễm với các chất phóng xạ, hoá chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia cho biết, khối u này được phát triển từ một tế bào mỡ bình thường, khi các cấu trúc bên trong nó bị đột biến thì hình thành nên các tế bào ung thư, những tế bào này phát triển rất nhanh và sinh ra rễ bám vào các cơ quan nội tạng.
Phương pháp điều trị duy nhất hiện nay là phẫu thuật đề loại bỏ khối u, tỉ lệ sống sót và hồi phục sau phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật thành công, không có gì chắc chắn là khối u sẽ không quay trở lại.
Về phần anh Heznande, sau khi cắt bỏ khối khu chiếm một phần lớn trọng lượng cơ thể thì anh ta đã hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Các chuyên gia hiện vẫn đang nghiên cứu một phương pháp trị liệu tối ưu hơn sau phẫu thuật để các tế bào ung thư không thể phát triển trở lại. Có khả năng sẽ dùng các loại thuốc ức chế tế bào ung thư đã ứng dụng đối với các loại ung thư khác.
Đây là một cảnh báo cho một loại ung thư mới mà cộng đồng cần phải lưu tâm!
Theo Trí thức trẻ

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 9 phút trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.