Ung thư tuyến tiền liệt: Các dấu hiệu cảnh báo sớm nhất bạn cần gặp bác sĩ ngay
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến ở nam giới, nhưng cứ 3 người mắc bệnh thì có 1 người không biết tình trạng bệnh của mình để đến gặp bác sĩ kịp thời.
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới Anh và là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 ở quốc gia này.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là tuyến sinh dục nam, có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1 quả óc chó. Tuyến này này nằm vòng quanh cổ bàng quang và một phần niệu đạo (niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu).

Cấu tạo và vị trí của tuyến tiền liệt - protaste.
Tác dụng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất chất lỏng kết hợp với tinh trùng để tạo thành tinh dịch - điều này rất quan trọng đối với quá trình sinh sản. Tuy nhiên, giống như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, tuyến tiền liệt có thể bị các tế bào ung thư xâm nhập.
Thống kê cho thấy, cứ 8 người đàn ông ở Anh thì có 1 người bị ung thư tuyến tiền liệt. Một số người mắc bệnh vẫn có thể sống thọ và không gặp quá nhiều triệu chứng khó chịu. Nhưng ở một số bệnh nhân, các tế bào ung thư lan rộng khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
Ung thư tuyến tiền liệt khiến trung bình 10.900 nam giới chết mỗi năm. Tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt Vương quốc Anh cảnh báo rằng, con số này có thể tăng lên 15.000 người mỗi năm vào năm 2026.
Điều đáng lo ngại là hầu hết nam giới không biết gì về căn bệnh này. Kể cả những người có triệu chứng khác thường, thì hơn nửa trong số họ cũng không tự tin nói ra những dấu hiệu mà mình gặp phải, theo Orchid - một tổ chức từ thiện về ung thư nam giới tại Anh.
Tổ chức từ thiện này đã thực hiện một cuộc khảo sát và thấy rằng, đàn ông từ 45 tuổi trở lên biết rất ít thông tin về căn bệnh này. Ngoài ra, hơn một nửa nam giới là người châu Phi và Caribe không biết rằng, yếu tố dân tộc của họ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rebecca Porta, Giám đốc điều hành Orchid cho biết: “Hầu hết đàn ông không chịu đi gặp bác sĩ sớm. Nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề này từ cả hai phía bằng cách thu hút nam giới và bác sĩ đa khoa để nói về nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nhiều hơn, kết quả có thể cải thiện về lâu dài cho cả bệnh nhân và dịch vụ y tế".
Triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tiền liệt
Trong hầu hết các trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi khối u phát triển đủ lớn để gây áp lực lên niệu đạo - nơi mà bạn đi tiểu.
Các triệu chứng bao gồm:
Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm Hay cần đi vệ sinh vội Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu Dòng chảy nước tiểu yếu Căng thẳng và mất nhiều thời gian khi đi tiểu Tiểu không hết
Tiểu khó, tiểu không hết là một trong những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. (Ảnh minh họa).
Nhiều trường hợp tuyến tiền liệt của nam giới tăng kích thước khi họ già đi do phì đại tuyến tiền liệt hoặc tăng sản lành tính tuyến tiền liệt - những tình trạng bệnh khác ngoài ung thư.
Trên thực tế, hai tình trạng này phổ biến hơn ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể phớt lờ đi khi thấy mình có các dấu hiệu trên.
Các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng bao gồm đau xương, lưng hoặc tinh hoàn; chán ăn và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt rất phổ biến nhưng phần lớn đều không rõ nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp xảy ra ở nam giới từ 50 tuổi trở lên, phổ biến hơn ở nam giới gốc Phi hoặc Caribe, ít phổ biến hơn ở đàn ông châu Á. Ngoài ra, bệnh này cũng có tiền sử gia đình. Gia đình có bố hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu gần đây cho thấy béo phì và chế độ ăn giàu canxi làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên, ăn cà chua nấu chín và các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ này, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm.
Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện ở Úc cho thấy, uống 2 lít bia mỗi ngày sẽ làm tăng 25% nguy cơ mắc bệnh này của đàn ông.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
Nếu ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn đầu thì thường không cần điều trị ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân theo dõi thêm tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị sau đó bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và liệu pháp hormone. Trong một cuộc thử nghiệm được thiết kế để gây tê liệt các khối u, một bệnh nhân đã được chữa khỏi sau khi được bơm testosterone vào người.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương trong 90% các trường hợp.
Gần như tất cả các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đều có tác dụng phụ không mong muốn là rối loạn cương dương và tiểu không kiểm soát. Đó là lý do tại sao nhiều nam giới chọn cách trì hoãn điều trị.
Cách duy nhất để tránh tình trạng trên là điều trị bằng laser không phẫu thuật, không gây liệt dương. Nhưng phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Nếu ung thư đã di căn thì không thể điều trị được. Các biện pháp y tế sẽ chỉ tập trung vào việc kéo dài sự sống và giảm các triệu chứng bệnh.

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 31 phút trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước
Sống khỏe - 1 ngày trướcMất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcQuả vải không chỉ có vị thơm ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.