Ứng xử với mức sinh của từng địa phương ra sao?
GiadinhNet - Theo quan điểm của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Luật Dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ): Biện pháp điều chỉnh mức sinh trong thời gian tới là không đồng nhất cho 63 tỉnh, thành; tạo sự linh hoạt trong chính sách để các địa phương chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền cụ thể.
![]() |
Cán bộ dân số phường Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội) truyền thông KHHGĐ, làm mẹ an toàn cho người dân. |
Mức sinh dễ tăng trở lại
Bà Nguyễn Thị Huê – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình nêu quan điểm: Trong Nghị quyết Chương trình hành động công tác DS-KHHGĐ của tỉnh, Thái Bình vẫn kiên trì công tác giảm sinh do đặc điểm quy mô dân số đông, mật độ dân số dày, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang ở mức cao. Do đó, dù đã duy trì mức sinh thay thế trong 12 năm (tổng tỷ suất sinh (TFR) đạt 2,01 con từ năm 2000) nhưng với Thái Bình, nguy cơ tăng sinh trở lại luôn tiềm ẩn.
“Chúng tôi đặt mục tiêu TFR đạt 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con năm 2020. Chỉ tiêu này dù biết rất khó nhưng chúng tôi vẫn luôn nỗ lực phấn đấu vì tâm lý của một bộ phận người dân vẫn thích có nhiều con…”, bà Huê chia sẻ.
Ý kiến này nhận được sự đồng tình từ Th.S Đỗ Thị Như Mai – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, bà Mai bổ sung thêm: Đối với các tỉnh đã đạt dưới mức sinh thay thế (từ 1,8 con - 2,1 con), Trung ương vẫn nên giao chỉ tiêu giảm sinh vì với các tỉnh này nguy cơ tăng sinh trở lại luôn thường trực. “Ví dụ ngay như Phú Yên, Tổng điều tra Dân số và nhà ở (năm 2009) cho thấy TFR là 1,96 con. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên 2,07. Dù vẫn ở ngưỡng khống chế nhưng có thể thấy nguy cơ tăng sinh luôn tiềm ẩn. Do đó, chúng tôi vẫn kiên trì công tác giảm sinh, hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh, các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai mới của Trung ương và địa phương giao”, bà Mai chia sẻ.
Đối với các tỉnh có TFR dưới 1,8 con, theo bà Mai, điều quan trọng nhất là tập trung nâng cao chất lượng dân số. Để chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ này, Trung ương cần tiếp tục tạo điều kiện cho các địa phương linh hoạt xây dựng chính sách, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ theo hướng không giao chỉ tiêu cụ thể về giảm sinh và số người sử dụng biện pháp tránh thai mới. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cặp vợ chồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn.
Ông Sa Văn Khuyên – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho hay: Số liệu của ngành Dân số cho thấy tổng tỷ suất sinh của tỉnh Sơn La là 2,28 con. Vì thế, nhiệm vụ “tối quan trọng” trong thời gian qua và thời gian tới của Sơn La là đẩy mạnh giảm sinh, thông qua việc rốt ráo tăng cường giải pháp tuyên truyền, cung cấp dịch vụ KHHGĐ và chính sách khuyến khích lợi ích về vật chất, tinh thần cho người dân.
Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ 5 lĩnh vực ưu tiên trong công tác dân số: Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh” và đặt ra mục tiêu “duy trì mức sinh thấp hợp lý”. Theo đó, tổng tỷ suất sinh là 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020. |
Bài học kinh nghiệm của nhiều nước
TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ khẳng định: Kinh nghiệm các nước cho thấy khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 - 1,4 con sẽ không có cách gì nâng lên được. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã, đang và sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh lên một khi đã “rơi” xuống quá thấp.
Trước việc TPHCM có mức sinh xuống thấp, TS Dương Quốc Trọng cho rằng: “Không triển khai mạnh việc giảm sinh nữa, chúng ta sẽ thuyết phục người dân sinh hai con, vấn đề quan trọng nhất là tập trung nâng cao chất lượng dân số. Ngoài ra, thành phố này phải giải quyết bài toán di dân và đô thị hóa, cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho dân nhập cư sao cho có chất lượng hơn nữa…”.
Các chuyên gia dân số cho rằng, không quá sớm để Việt Nam tính tới việc thay đổi các chính sách cho phù hợp với tình hình giảm sinh, tránh “vết xe đổ” của nhiều nước, vùng lãnh thổ đã “đi quá đà” (như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan...) - tiếp tục duy trì chương trình KHHGĐ khi TFR giảm chỉ còn 1,6 con. Đến khi chuyển sang chính sách khuyến sinh, các quốc gia, vùng lãnh thổ này đã đối mặt không ít khó khăn.

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.