Uống nước tiểu chữa bệnh?
GiadinhNet - Nhiều người cho rằng, uống nước tiểu có thể... chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Thậm chí, không ít người chọn cách uống nước tiểu của chính mình với hy vọng hết bệnh thay vì đi khám tại bệnh viện. Điều này liệu cò đúng?
Nước tiểu được tạo ra trong cơ thể sau khi huyết tương mao mạch trải qua ba quá trình ở thận: siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực.
Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Đây là quá trình thụ động, lọc nước và các chất hòa tan trong nước từ huyết tương mao mạch. Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chất dịch siêu lọc. Quá trình tái hấp thu được thực hiện ở ống thận. Trong quá trình này, toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể được tái hấp thu trở lại máu. Có những chất được “bảo toàn lực lượng” hoàn toàn, có những chất chỉ một phần hoặc phần lớn. Quá trình bài tiết tích cực ở tiểu quản thận: NH3 được kết hợp với H taọ thành NH4 để thải ra ngoài. Bên cạnh đó, một số chất khác cũng được bài tiết như phenol, a-xít hippuric, P.A.H, creatinin, các a-xít mạnh, các sản phẩm của thuốc đưa từ ngoài vào, các chất độc lạ khác do quá trình chuyển hóa tạo ra hoặc xâm nhập từ bên ngoiaf bằng nhiều đường khác nhau.
Ba quá trình tạo ra nước tiểu. Nhưng số lượng và chất lượng nước tiểu lại là kết quả của quá trình điều hòa cân bằng nội môi của thận. Chức năng chính của thận là đào thải từ máu các loại chất độc đưa từ ngoài vào hoặc do cơ thể sinh ra và các chất cặn bã mà cơ thể không cần. Do vậy, hầu hết các chất có trong nước tiểu là các chất độc mà cơ thể cần thải ra ngoài. Có thể trong nước tiểu vẫn còn lại một số vitamin và các chất dinh dưỡng khác do hàm lượng trong máu đã quá nhiều mà cơ thể không thể sử dụng hết. Nếu uống lại ngay nước tiểu mà cơ thể tải ra, khi nồng độ các chất ở trong máu còn đang cao, chúng vẫn thừa và sẽ được đào thải ra lấn nữa.
Nước tiểu ở thận lúc đầu có thể vô trùng nhưng khi lần lượt đi qua bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo để ra ngoài thì có thể bị bội nhiễm do đi qua những vùng viêm nhiễm và bệnh lý của các cơ quan đó. Nước tiểu hứng được ở phía ngoài hơn 80% không còn sạch. Mặt khác, nước tiểu có nồng độ muối cao nên khi uống, chúng sẽ càng làm khát thêm và có nguy cơ giữ nước lại gây bất lợi cho cơ thể.
Khi lâm vào tình thế không có nước uống (như khi lạc trên núi cao, sa mạc, biển khơi...), người ta mới phải uống lại nước tiểu của mình. Đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoặc tài liệu y học nào chứng minh một cách khoa học rằng nước tiểu có tác dụng chữa bệnh.
Chưa có công trình nghiên cứu hoặc tài liệu y học nào chứng minh một cách khoa học rằng nước tiểu có tác dụng chữa bệnh.
Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP. HCM
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 7 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 13 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 15 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.