Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ưu tiên chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS

Thứ năm, 08:18 11/10/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ khi phát hiện trường hợp trẻ nhiễm HIV đầu tiên (năm 1994), công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho trẻ tại cộng đồng và gia đình ở nước ta luôn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục.


Chăm sóc cho trẻ nhiễm HIV tại TP Hồ Chí Minh.     Ảnh: TL

Chăm sóc cho trẻ nhiễm HIV tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TL

Thúc đẩy chẩn đoán sớm, điều trị sớm cho trẻ bị nhiễm

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện cả nước có khoảng 21.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 6.800 trẻ bị nhiễm căn bệnh này. Trong đó, có khoảng 5.000 trẻ nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2009. Cả nước có 345 cơ sở điều trị HIV/AIDS cho trẻ em, trong đó có 70 cơ sở tuyến tỉnh và 275 cơ sở tuyến huyện.

Việc điều trị cho trẻ nhiễm HIV trong những năm qua đã có những kết quả nhất định. Đến nay, đã có 70% số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ theo nhu cầu như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, hưởng chính sách hỗ trợ, xét nghiệm, chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

Trước đây, tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chỉ được xác định tình trạng nhiễm HIV khi đủ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán sớm HIV bằng xét nghiệm qua ADN cho phép phát hiện trẻ nhiễm HIV ngay trong thời kỳ sơ sinh. Với phương pháp này, sẽ phát hiện virus HIV ngay từ khi bào thai được 4-6 tuần tuổi. Việc chẩn đoán sớm HIV giúp giải tỏa tâm lý cho gia đình; đưa trẻ nhiễm HIV vào chương trình điều trị kịp thời, hạn chế đáng kể tình trạng tử vong, giảm chi phí điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đặc biệt, khi trẻ được điều trị sớm sẽ làm giảm lượng virus, hạn chế thấp nhất tình trạng lây nhiễm cho các trẻ khác trong cộng đồng.

Cùng với việc chăm sóc trẻ tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi virus HIV cũng được quan tâm chăm sóc khi sống cùng gia đình, cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ. Các nhóm đồng đẳng viên (những người nhiễm HIV) đã giúp liên hệ giữa gia đình của trẻ với các phòng khám ngoại trú HIV để thúc đẩy chẩn đoán sớm, hướng dẫn làm thủ tục từ thời điểm chẩn đoán nhiễm HIV cho đến lúc bắt đầu chăm sóc và hỗ trợ duy trì, tuân thủ điều trị ARV. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã có quyết định về việc hướng dẫn chăm sóc trẻ tại gia đình và cộng đồng.

Ưu tiên trong việc phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ

Theo bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH): Trẻ em là đối tượng phải chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS, làm hạn chế, mất đi những quyền cơ bản mà các em được hưởng. Qua nghiên cứu, rà soát các chính sách hiện hành về trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống.

Các chính sách đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc quan tâm đối với những em thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Vẫn còn sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đối với trẻ nhiễm HIV/AIDS, nhiều trẻ nhiễm HIV chưa được đến trường... Còn thiếu các chính sách phòng ngừa HIV đối với nhóm trẻ có nguy cơ cao như trẻ em sử dụng ma túy, trẻ sống trong các cơ sở trợ giúp, trẻ là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy... Ngoài ra, một số phòng khám điều trị ngoại trú (OPC) xét nghiệm, khám, chữa cho người bệnh nhiễm HIV bằng nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế lại không có chức năng khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế, cho nên không được thanh toán bảo hiểm y tế. Vì vậy, khi các dự án hỗ trợ của nước ngoài chấm dứt thì người nhiễm HIV điều trị tại các phòng khám này sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ông Hoàng Đình Cảnh cho biết: Để những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, khám, chữa bệnh tốt nhất, thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB-XH tăng cường phối hợp triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về Kế hoạch quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đồng thời, tiếp tục mở rộng dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế cho trẻ nhiễm và phơi nhiễm HIV. Bám sát chương trình hành động quốc gia để tiếp tục và mở rộng dịch vụ chăm sóc điều trị cho trẻ nhiễm HIV. Tiếp tục ưu tiên duy trì điều trị bằng ARV cho trẻ nhiễm HIV, phối hợp các đơn vị chức năng chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho trẻ nhiễm HIV tại tuyến huyện, xã, phường; thực hiện tốt chương trình cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để tăng tỷ lệ trẻ nhiễm HIV sống khỏe mạnh.

Trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế bị cắt giảm, Bộ Y tế sẽ đưa thuốc kháng HIV, thuốc bổ trợ và một số xét nghiệm vào danh mục chi trả bởi bảo hiểm y tế; nhất là cần có cơ chế cho phép người nhiễm HIV được thanh toán bảo hiểm y tế tại tất cả các phòng khám điều trị ngoại trú. Đặc biệt, đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa ba ngành: Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT trong công tác rà soát trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhằm tăng cường nỗ lực chung đáp ứng các yêu cầu ưu tiên trong việc phòng ngừa, chăm sóc, điều trị và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Thanh Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Top