Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vẫn có thai dù đang đặt vòng tránh thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?

Thứ sáu, 14:32 03/07/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người lo sợ về việc những đứa trẻ ra đời khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Lời giải dưới đây cùng khuyến cáo việc tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng của chuyên gia sẽ cho bạn hiểu thêm.

Lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi?

Việc nhiều cặp vợ chồng "kế hoạch" bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có thai ngoài ý muốn là điều thường gặp. Không ít người lo sợ, đứa trẻ mình mang khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà, Hà Nội) cho rằng, một đứa trẻ sinh trưởng, phát triển trong bào thai khi thai phụ đang đặt vòng, sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào việc chiếc vòng tránh thai đang đặt là loại nào. Thường những chiếc vòng tránh thai bình thường nhiều phụ nữ đang sử dụng hiện không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu là chiếc vòng nội tiết chưa ai xác định được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dù vậy đến nay cũng chưa có chứng minh khoa học các chất được chứa trong chiếc vòng nội tiết có liên quan đến vấn đề dị tật của thai nhi nên mọi người cũng không cần quá lo lắng. Thai phụ nào đang sử dụng loại vòng này nên đi kiểm tra bác sĩ chuyên khoa. Khi thấy dấu hiệu chậm kinh, chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng.

Việc dị tật thai có thể xảy ra với bất cứ ai, ngay cả không sử dụng thuốc ngừa thai cũng sẽ có một nguy cơ dị tật thai. Cho nên, quan trọng trong thai kỳ là người mẹ cần đi khám đều đặn để tầm soát dị tật.

Vẫn có thai dù đang đặt vòng tránh thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi? - Ảnh 2.

Để đảm bảo an toàn, sinh con khỏe mạnh khi thai phụ đã dùng biện pháp mà vẫn có thai cần thăm khám thường xuyên. Ảnh BV


Các chuyên gia sản khoa cũng cho rằng, mặc dù chiếc vòng tránh thai không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng có thể chọc vào buồng ối gây dò ối hoặc gây sinh non. Bởi vậy, thai phụ nên cẩn thận, tránh hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp chiếc vòng đã tuột ra rồi không có vấn đề gì, nhưng còn ở trong tử cung cần xem nó đang ở vị trí nào để xử lý.

Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra, dùng thuốc giữ thai cho thai phụ. Còn trường hợp chiếc vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai lấy ra sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi nên để lại và đợi đến khi em bé sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.

Cách tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng

Để tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng tránh thai, các bác sĩ Khoa sản 2 – Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng đã đưa ra khuyến cáo nhân trường hợp bé trai chào đời mang theo vòng tránh thai:

Ngay sau đặt vòng phải nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 30 phút – 1h mới được dậy đi lại và phải uống kháng sinh dự phòng kèm thuốc giảm co bóp tử cung. Trong vòng 1 tuần không nên làm việc nặng nhằm hạn chế di lệch vòng và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Sau đặt vòng phải kiêng giao hợp 02 tuần.

Khám lại ngay sau đặt vòng 01 tháng và sau 3 tháng (khám lại lần 2).

Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần kèm siêu âm kiểm tra. Điều này giúp phát hiện viêm nhiễm phụ khoa và phát hiện sớm ngay vòng có bị di lệch sai vị trí hay không để loại trừ các nguy cơ biến chứng của vòng như chui vào ổ bụng qua cơ tử cung hay mang thai ngoài ý muốn…

Chú ý hạn vòng được để trong tử cung. Thường là 3- 5 năm vòng phải được tháo bỏ hay thay mới. Quá thời hạn lâu vòng sẽ có thể gây ra những nguy cơ: xuyên thủng cơ tử cung vào ổ bụng hoặc gia tăng tình trạng viêm nhiễm do tăng tiết dịch hoặc rong huyết, rong kinh, băng kinh…

Phương Thuận


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 14 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 19 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Top