Hà Nội
23°C / 22-25°C

Văn minh trong thảm họa ở xứ Phù Tang

Thứ năm, 10:01 17/03/2011 | Bốn phương

GiadinhNet - Nhật Bản đang trải qua những ngày kinh hoàng nhất. Lần này không phải súng đạn, mà là đất và nước.

 
Đất lở, nước dâng, vài thành phố của quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất nhì thế giới gần như bị xóa sổ. Số thương vong đã được tính bằng hàng vạn. Chưa dừng lại, những tiếng động bất thường, những cột khói bốc lên từ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân đang gây ra một nỗi hoang mang bao trùm khắp biển Thái Bình Dương. Và trong tình cảnh ấy, người ta mới hiểu hết khái niệm “văn minh” và lòng yêu nước của người Nhật mà không phải dân tộc nào cũng đạt tới.
 

Xếp hàng chờ gọi điện thoại

Hãi hùng

Những con số

Cường độ trận động đất kỷ lục trong 140 năm ở Nhật Bản đạt 8,9 độ richter. Giới chức Nhật Bản nâng lên cấp 9 độ richter.
Theo CNN, đến trưa 16/3, số người chết và mất tích là 11.000 người.
Kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần (11/3), Nhật Bản đã hứng chịu liên tiếp hơn 400 đợt dư chấn, mạnh nhất có cường độ 6,5 độ richter.
Đến ngày 16/3, gần 6 ngày sau vụ động đất, sóng thần kỷ lục ở Nhật Bản, những thông tin về sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới. Số người chết dường như đã được dự liệu là sẽ rất khủng khiếp nên bắt đầu ít được chú ý hơn. Cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương hối hả dõi theo mọi tín hiệu nhỏ nhất từ Nhật Bản, bởi nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, hệ lụy của nó tất nhiên không chỉ dừng lại ở quốc gia này. Đã có những thông tin dọa dẫm người... yếu tim rằng: Mây phóng xạ, mưa axit sẽ xuất hiện tại một số quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam (!?)
Xét trên góc độ tâm lý, sự sợ hãi đó hoàn toàn có thể hiểu được, bởi không phải ai cũng nắm được cơ chế hoạt động của lò phản ứng hạt nhân và ảnh hưởng của nó ra sao. Hơn thế nữa, đến sáng 16/3, các công nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã được lệnh dừng mọi công việc để di tản ngay lập tức sau khi mức độ phóng xạ tăng lên. Điều này có thể được hiểu rằng, khủng hoảng hạt nhân không hề là chuyện mơ hồ, thiếu căn cứ mà là mối đe dọa thực sự nếu các chuyên gia không thể kiểm soát được sức nóng của các thanh nhiên liệu uranium và plutonium.
 

Thảm họa hạt nhân, nếu xảy ra, sẽ tác động đến một khu vực rộng lớn.

Chỉ vài giờ trước đó, một vụ nổ nhỏ đã mang phóng xa mức độ thấp tới Thủ đô Tokyo, cách đó 240km từ phía Bắc. Phát ngôn viên Chính phủ khẳng định sẽ không có phản ứng dây chuyền giữa các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân, dù vậy cũng lên tiếng đề nghị quân đội Hoa Kỳ giúp đỡ. Đài truyền hình NHK thì thông tin, khói lửa sẽ sớm tắt ở lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Giới khoa học đồng tình rằng, các giải pháp đưa ra lúc này thực sự là những nỗ lực “một mất một còn” để ngăn chặn cái gọi là “thảm họa công nghệ tồi tệ nhất thế giới”.

Tiến sĩ Thomas Neff (Trung tâm nghiên cứu Quốc tế, Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) nhận định những gì đang diễn ra ở đất nước Nhật Bản chẳng khác nào một cơn ác mộng trôi đi quá chậm chạp để thách thức thần kinh của con người. Hiện nhà chức trách đã rút 750 công nhân, chỉ còn lại 50 người ở lại đảm nhận sự thách thức đấy.
 
Yukiya Amano - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thì phàn nàn rằng thông tin mà IAEA biết được là quá hạn chế nên những gì làm được còn rất hạn chế. Các nhà khoa học Pháp đánh giá, sự cố hạt nhân tại Nhật Bản nên được xếp vào cấp độ 6 trên mức 7 (mức nguy hiểm nhất). Ở Thủ đô Tokyo, phóng xa được xác định là cao hơn 10 lần so với mức cho phép nhưng chưa đến mức quá nguy hiểm đối với thành phố 31 triệu người. Thủ tướng Nhật Naoto Kan lên truyền hình khuyến cáo người dân không ra ngoài để tránh nhiễm xạ. Tất cả đang lo sợ đến một thảm họa tương tự Chernobyl năm 1986 ở Ukraine.

Văn minh và bình thản

Cả thế giới đang hướng về Nhật Bản vì 3 lý do: Xứ sở Phù Tang vừa trải qua những ngày tang thương nhất và đang bên vực của thảm họa hạt nhân; Nhiều nước đang hối hả đưa công dân mình rời khỏi Nhật Bản để tránh những điều tồi tệ nhất; Người Nhật Bản đang khiến mọi dân tộc trên hành tinh này phải thán phục.
 

Người Nhật xếp hàng đi mua xăng dầu.

 
Đã có những câu chuyện cảm động sau cơn động đất 9 độ richter và sóng thần qua đi. Tại ngôi làng Ishinomaki, tỉnh Miyagi, một bé gái 4 tháng tuổi đã thoát chết thần kỳ sau khi bị rớt khỏi tay người cha trong lúc những đợt sóng cao đến 10m quét qua. Vài ngày sau, lực lượng cứu hộ tìm được thấy bé vẫn an toàn và không thương tích gì. Có trường hợp bị sóng cuốn khỏi bờ đến 15km vẫn sống sót, có các cụ già thoát chết hy hữu trong chiếc xe bị nghiền nát...
 
Trong lúc đường dây viễn thông nối Nhật Bản với thế giới hàng ngày nghẽn sóng vì các cuộc liên lạc quốc tế để thu xếp đưa người về nước, trong lúc nhiều tờ báo phương Tây “rảnh rỗi” chỉ trích chính quyền Nhật Bản và Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) không lường trước những hậu quả sau một số vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, thì người Nhật vẫn rất bình thản đương đầu với thảm họa.
 
Sân ga xe lửa Shinbashi trưa ngày 15/3. Một nhóm hành khách đang xếp hàng trật tự theo dõi màn hình TV. Bản tin chiếu cảnh một cột khói dày đặc bay lên từ nhà máy điện hạt nhân ở phía bắc Thủ đô Tokyo, nơi họ đang đứng. Ở một góc khác của sân ga, một vị khách cầm trên tay đúng một trang báo sớm, có một tựa đề lớn “Nổ ở lò phản ứng số 3”. Không khí có u ám hơn ngày thường bởi đã có tin phóng xạ bay đến tận Thủ đô, nhưng không ai la hét, không ai giành giật, chen lấn nhau. Mọi thứ vẫn diễn ra trật tự, từ nơi mua đồ dự trữ đến các bến tàu, sân bay..., người Nhật vẫn giữ được sự văn minh cần có để không làm xã hội biến loạn trong thời khắc khó khăn. Không cướp bóc, không loạn giá, không bỏ mặc công dân ngoại quốc. Tất cả những điều đó càng giúp Nhật Bản đủ tỉnh táo để vượt qua khủng hoảng.
 

Thảm họa hạt nhân xảy ra thế nào?

Các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 được đặt trong một lồng chứa bằng bê tông và sắt dày 2m, bên trong xếp 100 thanh nhiên liệu uranium và plutonium bọc kẽm, tạo ra nhiệt độ làm sôi nước tạo hơi quay turbine phát điện.

Sóng thần làm hỏng hệ thống bơm nước để làm nguội các thanh nhiên liệu. Hơi nước quá nóng bị nén vượt mức, gây nên vụ nổ phá hỏng các phần lồng chứa. Khi nhiệt độ các thanh nhiên liệu đến mức khoảng hơn 800oC, lớp vỏ bọc kẽm có thể bị phá hủy, đến mức nhiệt 1870oC sẽ gây nên hiện tượng tan chảy ở các thanh nhiên liệu và lớp vỏ bọc. Nếu lồng chứa phát nổ, các thanh nhiên liệu uranium và plutonium nóng chảy thành khí, lan tỏa ra không trung làm khắp nơi nhiễm xạ.                           

 
Việt Nguyễn
Tổng hợp
kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông chuyển khoản nhầm 130 triệu đồng, người nhận được không trả còn hủy thẻ: Vì sao ngân hàng phải chịu trách nhiệm?

Người đàn ông chuyển khoản nhầm 130 triệu đồng, người nhận được không trả còn hủy thẻ: Vì sao ngân hàng phải chịu trách nhiệm?

Tiêu điểm - 10 phút trước

GĐXH - Một người đàn ông đã vô tình chuyển khoản nhầm hơn 130 triệu VND vào tài khoản của một người lạ nhưng không được hoàn trả theo yêu cầu.

Người đàn ông đào được nhẫn vàng 700 năm tuổi với thông điệp đặc biệt

Người đàn ông đào được nhẫn vàng 700 năm tuổi với thông điệp đặc biệt

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Một người dò kim loại đã phát hiện một chiếc nhẫn vàng tuyệt đẹp, bị chôn vùi dưới lòng đất suốt 700 năm.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Tiêu điểm - 23 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Sau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Top