Vào hè, phòng bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm
GiadinhNet - Chỉ trong 2 tuần, đã có ít nhất 2 ca viêm màng não do não mô cầu được chẩn đoán xác định. Là bệnh truyền nhiễm, hàng chục người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được lập hồ sơ, uống kháng sinh dự phòng. Bệnh được xác định là nguy hiểm, diễn tiến nhanh nhưng lại có cách phòng bệnh chỉ bằng một mũi tiêm.

Bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC
Dấu hiệu nhận diện bệnh hiểm
Ngày 23/4, thông tin từ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện hiện đang điều trị cho một thanh niên 30 tuổi (ở TP Hưng Yên) chẩn đoán viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu. Các nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được uống kháng sinh dự phòng.
Theo lời người nhà bệnh nhân, trước khi vào viện 4 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau họng, ho khan, 2 ngày sau xuất hiện sốt cao 39 độ C, đau đầu và buồn nôn. Đến đêm 17/4 xuất hiện sốt cao và nôn nhiều, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Đến trưa 18/4, bệnh nhân xuất hiện rối loạn ý thức và đã được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.
TS.BS Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn nhiều, xuất hiện chấm xuất huyết ở chân và thân mình. Đặc biệt bệnh nhân đã có dấu hiệu của rối loạn ý thức, kích thích vật vã”.
Bệnh nhân được các y bác sĩ bệnh viện chẩn đoán viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu. Đây là một trong những thể bệnh nặng của nhiễm khuẩn do não mô cầu. Hiện bệnh nhân được nằm tại phòng cách ly để điều trị theo phác đồ viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã tiến triển hơn, bệnh nhân đã tỉnh táo, còn sốt, tình trạng toàn thân cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần điều trị và theo dõi một thời gian theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Văn Dũng, bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cũng tiếp nhận cô gái trẻ (15 tuổi, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội, làm việc ở Ba Vì) có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài không tự chủ. Gia đình đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Sơn Tây ngày 13/4. Vì triệu chứng nặng, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cấp cứu. BS Trần Thị Hải Ninh - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, phải đặt nội khí quản thở máy, xuất hiện chấm xuất huyết hoại tử hình sao rất đặc trưng của bệnh viêm màng não do não mô cầu.
Hai trường hợp khác là một bệnh nhi 14 tháng tuổi và 11 tháng tuổi, đều ở Đông Anh, Hà Nội. Hai bé đều được đưa vào viện trong tình trạng viêm phế quản phổi, cấy dịch hầu họng cho kết quả có vi khuẩn não mô cầu dương tính. Sau một thời gian điều trị, một bé đã ổn định và xuất viện. Ca 11 tháng tuổi vẫn được cách ly và tiếp tục cấy dịch hầu họng xét nghiệm, nếu âm tính với vi khuẩn não cầu, tình trạng ổn định sẽ được ra viện. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội chiều 23/4, đại diện Khoa Hồi sức tích cực cho biết, hiện bệnh nhân 15 tuổi tiến triển bệnh tốt, đã rút ống nội khí quản từ thứ 6 tuần trước (20/4), tỉnh táo, tiếp xúc tốt, dự kiến được cho ra viện trong một vài ngày tới.
Có thể dự phòng bệnh hiểm bằng vaccine
Viêm màng não do não mô cầu được xác định là bệnh nguy hiểm. Theo các bác sĩ, điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cách ly để tránh lây lan dịch. Bệnh nguy hiểm nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vaccine. Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân…). Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi làm việc.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, cần tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Lau sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày.
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân (là những người sống cùng hộ gia đình, những người sống, làm việc cùng phòng, người trực tiếp chăm sóc, người có tiếp xúc mật thiết, trẻ học cùng trường mầm non/nhà trẻ, cùng nhóm học, cùng lớp học…) cần sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.
Mọi người trong cộng đồng đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí trong khu vực ổ dịch. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
Hiện nay, vaccine ngừa viêm não mô cầu là vaccine dịch vụ, chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì chủng ngừa viêm não mô cầu bằng vaccine là cách giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất.
Vaccine viêm não mô cầu AC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C: tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh). Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 – 5 năm.
Vaccine viêm não mô cầu BC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C: tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.
Về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua, TP ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Lũy tích năm 2018, toàn TP đã có 81 trường hợp mắc. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội cũng có 61 trường hợp mắc sởi, 12 ca ho gà. Tuy nhiên trong tuần, số ca mắc tay – chân – miệng tăng mạnh với 76 ca, nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 234 trường hợp.
Quỳnh An

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa
Y tế - 18 giờ trướcCác bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trẻ bị sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần trong 1 năm, bố mẹ đưa đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ có bàn chân bẹt hai bên, chân phải (chân trụ) mức độ nặng hơn chân trái.

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị vỡ khí quản gốc hai bên. Đây là một tổn thương rất nghiêm trọng và hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cực cao.

Du khách nước ngoài vào cấp cứu '9 phần tử vong': Tôi như được sống lại lần nữa
Y tế - 2 ngày trướcGiữa chuyến du lịch Việt Nam, một du khách người Ba Lan (69 tuổi) đối mặt với tử thần khi động mạch chủ ngực - bụng bị lóc tách kèm khối phình khổng lồ sắp vỡ.

Sốt xuất huyết ở TPHCM tăng gấp 2,5 lần, nhiều trẻ sốc nặng
Y tế - 3 ngày trướcTP.HCM ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc nặng đe dọa tính mạng, men gan tăng gấp 100 lần.

Cấp cứu trong đêm cứu người phụ nữ mang song thai 33 tuần nhiễm COVID-19
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, ca mổ diễn ra trong điều kiện vô cùng đặc biệt: Sản phụ mang song thai non tháng, có tiền sử mổ đẻ cũ, lại mắc COVID-19 – tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo và biến chứng.

Người đàn ông nhập viện khẩn do thói quen dùng điện thoại nhiều người hay mắc phải
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát nghiêm trọng, bàn tay bị chẻ đôi giữa đốt ngón II-III, ngực, bụng có vết thương.

Viết tiếp câu chuyện cổ tích về cô gái mắc bệnh tim bẩm sinh, chỉ có 1% hy vọng cách đây 13 năm, vừa vượt cạn thành công
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Em bé 7 tuổi với cơ hội chỉ có 1% thành công trên bàn mổ đó, giờ đã là một người mẹ. Cô vừa hạ sinh một bé gái nặng 3,1kg tại khoa Phụ sản, Bệnh viện E trong niềm vui sướng, hạnh phúc của gia đình.

Mua nhầm cồn độc hại để súc miệng, người đàn ông hôn mê sâu
Y tế - 6 ngày trướcNgười đàn ông Hà Nội mua cồn 70 độ để súc miệng, ngậm chữa đau răng nhưng mua phải hàng giả dẫn tới hôn mê, tổn thương não nghiêm trọng.

Người đàn ông nhập viện khẩn do thói quen dùng điện thoại nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát nghiêm trọng, bàn tay bị chẻ đôi giữa đốt ngón II-III, ngực, bụng có vết thương.