Về nhà đi con - Về với yêu thương và bao dung
GiadinhNet - Thành công của phim “Về nhà đi con” không dừng lại ở giá trị giải trí, lớn lao hơn nó là cách để người ta nhận diện về giá trị muôn thuở của gia đình. Chỉ có sự yêu thương, sẻ chia và bao dung mới có thể tạo ra sự gắn kết thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Thành công vì chạm được vào cảm xúc của mọi người
Lần đầu tiên một bộ phim truyền hình Việt Nam gây sốt khán giả với độ hot chưa từng thấy. Điều bất ngờ là nội dung của nó hoàn toàn dung dị, không mới, không cao siêu khi chỉ xoay quanh các câu chuyện gia đình muôn thuở nhưng lại tạo nên sự lan toả rộng khắp đến từng ngôi nhà.
Thông thường, với một bộ phim hay một sản phẩm nghệ thuật, yếu tố độc lạ, sáng tạo hoặc khác biệt mới có thể tạo nên sự quan tâm lớn của khán giả. Thế nhưng, "Về nhà đi con" đã chứng minh điều ngược lại. Đồng thời khẳng định rằng giá trị muôn thuở của "tế bào xã hội" vẫn luôn là tình yêu thương, sự sẻ chia và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Khi nó chạm đến cảm xúc và những điều sâu thẳm nhất thì cũng dễ dàng tạo được sự lay động, cộng hưởng của số đông.
Khi bắt tay vào làm "Về nhà đi con", đạo diễn Nguyễn Danh Dũng chỉ đặt mục tiêu tạo ra một sản phẩm văn hóa gần gũi, ấm áp, từ đó mang lại sự gắn kết các thành viên trong gia đình bằng những câu chuyện đời thường, dung dị… chứ không dám nghĩ đến việc phim sẽ được khán giả trông đợi nhiều đến thế.
Phim nói về một ông bố sống cảnh gà trống nuôi con. Ba cô con gái đang tuổi ăn tuổi lớn, với biết bao biến động tuổi mới lớn nhưng vì thiếu đi bàn tay của người phụ nữ, ông Sơn không khỏi lúng túng trước những biến động mà các con ông gặp phải.
Huệ - mẫu người phụ nữ điển hình thường gặp của phụ nữ Việt Nam: Hiền lành, chịu đựng và hi sinh do phải làm thay vai trò của người mẹ không may mất sớm. Đối lập với cô là người chồng gia trưởng, vô tích sự nhưng luôn thô lỗ và thừa máu ghen tuông. Thay vì chấp nhận số phận đưa đẩy như bản tính cố hữu của mình, Huệ mạnh dạn bước qua những rào cản của xã hội và của chính bản thân cô để sống cuộc sống đơn thân.
Thư - cô con gái thứ hai vô cùng hiện đại, thông minh, hiểu được giá trị của riêng mình nên luôn mong muốn có một người chồng giàu có xứng tầm với cô. Nhưng rồi chính mong ước ấy lại là nguồn cơn mang đến cho cô những đau khổ. Thư bước vào hôn nhân với một người chồng giàu có nhưng lăng nhăng, mải chơi bằng một bản hợp đồng. Sau khi sinh con, cô sẽ phải ký vào tờ giấy ly hôn để nhận số tiền 3 tỷ, trả lại tự do cho Vũ - chồng cô.
Ánh Dương - cô con út lại đại diện cho mẫu con gái nam tính, nổi loạn. Dương không ít lần làm cho ông Sơn day dứt, bất lực vì sự ngang tàng của mình nhưng ẩn đằng đó là một người trọng tình nghĩa, không toan tính, luôn che chở cho người thân. Mọi phiền muộn chỉ xảy đến với Dương khi cô bắt đầu yêu đơn phương bố của cậu bạn thân. Không may, người Dương yêu lại yêu Huệ, chị gái mình. Điều này khiến Ánh Dương như hận cả thế giới, toạn tuyệt với Huệ vì nghĩ Huệ chiếm mất tình yêu của mình.
Huệ khi biết Quốc là người em gái yêu nên dù có tình cảm với Quốc, cô cũng không thể đón nhận. Chỉ đến khi Ánh Dương hiểu ra sự vô lý của mình cũng như khoảng cách trong tình yêu đơn phương với Quốc, cô đã chủ động gắn kết chị gái và Quốc lại với nhau. Tình yêu luôn là điều gây sát thương lớn nhất nhưng rồi qua mối tình tay ba này, đạo diễn đã minh chứng một điều tình yêu gia đình, tình thân mới là thứ đáng quý hơn. Nó có khả năng chữa lành vết thương mà mỗi người gặp phải trong cuộc đời.
Đúng như đạo diễn Đỗ Thanh Hải và đạo diễn Danh Dũng chia sẻ ngày ra mắt phim: "Người lớn xem phim để biết được suy nghĩ của con mình như thế nào trong xã hội hiện đại. Các bạn trẻ thì xem phim để hiểu hơn tấm lòng bao la của những người làm cha mẹ".
Nội dung của "Về nhà đi con" không mới, nhưng cái khác ở đây chính là sự tiếp nhận của người cha-hạt nhân trung tâm của gia đình. Làm cha mẹ chính là quá trình lớn lên, ông Sơn cũng vậy. Để là một "ông bố quốc dân", ông cũng phải đi lên từ những sai lầm.
Khi Huệ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, chồng cờ bạc, vô trách nhiệm với vợ, ghen tuông, nghi ngờ cô có tình ý với người yêu cũ nên đánh đập cô. Như giọt nước tràn ly, Huệ quyết định ly hôn.
Như bao ông bố bà mẹ khác, có ai lại đi ủng hộ chuyện con cái ly hôn? Nên khi Huệ khăn gói về nhà, ông đã không cho con về mà bắt phải hàn gắn với chồng. Ông không quan tâm và cũng không biết những nỗi đau mà Huệ đã phải trải qua khi sống với Khải.
Chỉ đến khi Khải đến tống tiền bố vợ 700 triệu đồng để ly hôn, ông mới thấu hiểu những gì mà con gái đã phải trải qua. Chính vì vậy mà đến chuyện của Vũ - Thư, khi biết Vũ lăng nhăng, ông đã khuyên Thư ly hôn chồng chứ không khuyên nhủ con gái tiếp tục chịu đựng. Ông không muốn Thư đi lại vết xe đổ của Huệ. Bởi cốt lõi, Thư và Vũ đến với nhau không phải là tình yêu.
Câu nói của ông Sơn khi biết tất cả sự thật của Thư và Vũ đã trở thành câu nói xúc động nhất, lấy được nhiều nưóc mắt của khán giả nhất: "Giờ bố chẳng còn gì ngoài sự già nua, giáo điều, lẩm cẩm. Nhưng bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về".
"Nếu yêu sẽ không bao giờ nói bận"
Ông Sơn là một ông bố bình thường, không giỏi, không giàu nên chưa bao giờ gặp phải tình huống thiếu hụt thời gian mà các ông bố, bà mẹ luôn lấy làm lý do cho sự thiếu quan tâm con cái. Điều ông có duy nhất là tình yêu dành cho các con. Đó là tài sản duy nhất nhưng cũng là lớn nhất mà ông có.
Đặt giả sử, ông là người thành đạt, bận rộn với công việc, liệu ông có trở thành "ông bố quốc dân"?
Tổng thống Mỹ Obama - người đàn ông bận rộn nhất thế giới từng nói: "Nếu yêu sẽ không bao giờ nói bận". Và cả cuộc đời ông, từ khi còn là một người bình thường cho đến khi trở nên quyền lực với trăm công nghìn việc mỗi ngày, ông vẫn luôn nỗ lực để thực hiện nó.
Khi còn là ông chủ Nhà Trắng, có một nguyên tắc trong gia đình Tổng thống Obama mà ai cũng biết. Đúng 18h30, dù có bận rộn đến đâu, ông cũng dừng lại mọi việc và về nhà ăn tối với gia đình. Các nhân viên đều biết điều này và chỉ trong những tình huống thật khẩn cấp mới có thể khiến ông rời khỏi bàn ăn tối để làm việc.
Sau bữa ăn, ông thường hỏi hai cô con gái Sasha và Malia các vấn đề xảy ra trong ngày như: "Hôm nay đi học ra sao? Bạn con đối xử với con thế nào? Con làm bài tập xong chưa? Con đang nghĩ gì?...". Ông tự hào về bản thân khi đã đọc hết 7 cuốn sách Harry Potter cho Malia nghe sau bữa tối.
Theo lời bà Michelle thì ông Obama rất hiếm khi bỏ lỡ buổi họp phụ huynh nào của con gái. Ông dành thời gian đi xem các trận đấu tennis của Malia và các buổi biểu diễn của Sasha. Ông còn giúp Sasha huấn luyện đội bóng rổ của cô bé. Ông tham dự cả buổi tiệc cuối năm của con gái để chứng kiến con mang giày cao gót trong vũ hội.
Bù lại thời gian bên gia đình, Tổng thống Obama làm việc như một con cú đêm. Ông thức tới khuya để đọc tài liệu và làm việc với các bài diễn văn sau khi cả nhà đã say ngủ.
Nhưng người ta sẽ lại thắc mắc, là bởi vì con cái ông được hưởng một nền giáo dục tốt, ngay cả khi vợ chồng ông không trực tiếp thì sẽ có người khác làm thay một cách tận tuỵ và tốt nhất, đảm bảo con cái ông không bị thiếu hụt.
Điều đó cũng đúng nhưng hãy thử đối chiếu đến câu chuyện của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) để thấy rằng khi phải đứng trước những lựa chọn, mong muốn có một gia đình hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc người ta buộc phải đặt tiền tài, danh vọng xuống hàng thứ yếu.
Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi về những điều nuối tiếc nhất trong cuộc đời, tỷ phú của đế chế Alibaba nói rằng một trong những điều khiến ông tiếc nuối đó là đã làm việc quá nhiều và dành rất ít thời gian cho gia đình. "Vợ tôi nói: "Anh không thuộc về em, anh thuộc về Alibaba". Nếu có một cuộc sống khác, tôi sẽ không bao giờ làm những việc như thế này", tỷ phú Jack Ma nói.
Khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp, vợ chồng nhà họ Mã đã biến nhà riêng thành văn phòng với hơn 30 người chen chúc làm việc. Nguyên Khôn- con trai ông bà thường bị nhốt trong nhà, chẳng ai trông nom. 4 tuổi, Mã Nguyên Khôn đã được gửi vào trường mẫu giáo nội trú do bố mẹ quá bận rộn. Cậu bé chỉ đoàn tụ với gia đình vào dịp cuối tuần.
Năm 2002, khi Zhang (vợ ông) là Tổng Giám đốc trụ sở chính của Alibaba ở Trung Quốc, đứa con trai 10 tuổi trở nên nghiện game và dành phần lớn thời gian trong các quán internet. Cậu nói với bố mẹ rằng thật vô nghĩa khi về nhà bởi vì họ không bao giờ có mặt ở đó. Câu nói đã làm Jack Ma thức tỉnh. Ông đề nghị vợ từ chức Tổng Giám đốc để quay trở lại làm người nội trợ. "Gia đình mình cần em hơn công ty", Jack Ma nói với vợ.
Lúc đầu, vợ ông không đồng ý vì khi bắt đầu với Alibaba, bà đã từ bỏ công việc của mình để vừa giúp chồng vừa lo bếp núc cho cả các thành viên. Khi công ty thành công, ông lại muốn bà trở lại làm nội trợ. Nhưng rồi cuối cùng, bà vẫn lựa chọn con cái. Lúc này, Alibaba kiếm được cả triệu đô la mỗi ngày nhưng bà Zhang không phó thác việc nấu nướng cho người làm. Mỗi ngày bà thức dậy chuẩn bị bữa ăn sáng cho con trai trước khi đưa cậu đến trường và đi mua đồ ăn, chuẩn bị bữa tối. Cậu con trai sau đó đã từ bỏ được game nhờ sự nỗ lực của hai vợ chồng Jack Ma. Dù không phải là người nổi tiếng, tài giỏi như cha mình nhưng ít nhất các con của họ đã có một cuộc sống bình thường như bao người khác.
Như vậy, để thành công trong kinh doanh và giữ được hạnh phúc gia đình, vợ chồng Jack Ma đã phải hỗ trợ và hi sinh cho nhau rất nhiều.
"Về nhà đi con" cũng vậy, đi qua biết bao sóng gió, biến cố, các thành viên trong gia đình ông Sơn đều nhận được những bài học ý nghĩa cho riêng mình. Hạnh phúc mà họ có hôm nay là nhờ những hành trình vấp ngã để lớn lên.
Và với khán giả - những ông bố bà mẹ khi xem phim hẳn cũng học được ở ông Sơn về cách ứng xử với con cái, về lòng bao dung và chấp nhận những sai lầm của con, để khi chúng bị cuộc đời quăng quật thì vẫn nhớ rằng luôn có một nơi chào đón họ và nói: "Về nhà đi con".
Giờ bố chẳng còn gì ngoài sự già nua, giáo điều, lẩm cẩm. Nhưng bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về".
Ông Sơn, nhật vật trong phim
Minh Nhật
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 42 phút trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 14 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 18 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 1 ngày trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.