Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vệ sinh mũi - miệng - họng đúng cách phòng COVID-19 có dễ?

GiadinhNet - Vệ sinh mũi – miệng - họng hàng ngày là vấn đề quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo tư vấn của các bác sĩ, ngoài các thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc tiêu chảy, dị ứng, các thuốc điều trị bệnh nền (đang sử dụng) thì các loại dung dịch nhỏ mắt, mũi; dung dịch súc họng (nước muối sinh lý, nước súc miệng dược liệu, súc/xịt họng betadine gargle, chlorhexidine…); Vitamin C, nước bù điện giải… cũng cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình.

Trước khi virus SARS-CoV-2 cũng như các tác nhân khác xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phải đi qua vùng mũi họng, sinh sôi ở vùng hầu họng. Nếu bảo vệ tốt "chốt chặn" đầu tiên bằng cách vệ sinh mũi, miệng, họng sẽ hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn.

Lưu ý quan trọng khi vệ sinh mũi

Rửa mũi là một phương pháp hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM), việc rửa mũi bằng nước muối là việc làm rất tốt nhưng cần đảm bảo đúng cách nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Theo tư vấn của TS.BS. Nguyễn Nam Hà – chuyên khoa Tai mũi họng, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, dung dịch dùng để chăm sóc mũi hàng ngày là nước muối sinh lý.

Sau khi rửa mũi bằng bình xịt, BS Hà khuyên cha mẹ cần cất bình xịt nơi khô ráo sau khi dùng. Cha mẹ cần lưu ý bình xịt là dụng cụ vệ sinh cá nhân, tránh dùng chung, nhất là trẻ em. Với người đang dương tính SARS-CoV-2, chỉ thực hiện xịt mũi ở phòng vệ sinh riêng, tránh làm phát tán giọt bắn khi hỉ mũi sau xịt mũi.

BSCK II Lê Nguyệt Minh- Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang - khuyến cáo, trong trường hợp không cần thiết, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ.

Bởi trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.

Vệ sinh mũi - miệng - họng đúng cách phòng COVID-19 có dễ? - Ảnh 1.

Rửa mũi là một phương pháp hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ảnh minh hoạ

Lạm dụng rửa mũi bằng nước muối sinh lý còn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn do dụng cụ rửa mũi không được vô trùng. Mặt khác rửa mũi thường xuyên sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi.

Những sai lầm khi vệ sinh miệng, họng phòng COVID-19

Nhấn mạnh về lợi ích của súc miệng, họng, TS Nam Hà cho biết, trong y văn thế giới cho thấy súc họng hàng ngày giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh, viêm hô hấp trên cấp; hỗ trợ điều trị bệnh răng – miệng.

"Trong mùa dịch COVID-19, nghiên cứu tại Anh và Mỹ cho thấy việc súc miệng, súc họng bằng chất khử khuẩn làm giảm số lượng virus ở hầu họng, giúp hạn chế sự phát tán virus giảm đi" – BS Nam Hà cho hay.

Súc miệng, họng bằng nước muối hay dung dịch sát khuẩn được nhiều gia đình áp dụng không chỉ trong mùa dịch.

Nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao nên đã pha rất mặn để súc miệng/súc họng hàng ngày, đây là một sai lầm thường gặp.

Vệ sinh mũi - miệng - họng đúng cách phòng COVID-19 có dễ? - Ảnh 2.

Nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao nên đã pha rất mặn để súc miệng/súc họng hàng ngày, đây là một sai lầm.

Thực tế, việc làm này vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô rát, thậm chí trầy xước, chảy máu. Chưa kể, với người có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh thận dùng nước muối súc miệng/họng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, gần đây có thông tin truyền miệng rất sai lầm về khả năng diệt khuẩn phòng COVID-19 của rượu. PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai – Mũi – Họng thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay không phủ nhận là thành phần rượu có cồn, tuy nhiên nồng độ cồn để sát khuẩn phải từ 70 độ trở lên, và chỉ sát khuẩn bề mặt, trên da. Vì vậy khi uống rượu không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng để diệt virus, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào.

Nồng độ cồn trong rượu cao còn có thể gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới hậu quả ngược lại mong muốn là tạo đường vào tế bào dễ dàng hơn cho các loại vi khuẩn và virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2.

Vệ sinh mũi - miệng - họng đúng cách phòng COVID-19 có dễ? - Ảnh 4.

Có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch súc miệng, họng mỗi ngày để góp phần phòng chống lây nhiễm COVID-19

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào khuyến cáo có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm COVID-19.

Mọi người cần lưu ý súc họng và súc miệng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người chỉ vệ sinh miệng chứ chưa vệ sinh họng. Súc họng là để dung dịch nước muối xuống tận sâu cổ họng và khò ngược lên, làm như vậy mới có tác dụng rửa sạch vùng họng.

Theo các bác sĩ, thời điểm súc họng hiệu quả nhất là khi vừa đi ngoài đường về, hoặc sau tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao; khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng…   

Việc tuân thủ nguyên tắc 5K và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, uống đủ nước, vận động điều hoà thường xuyên, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng phòng bệnh rất cần thiết.

Một biện pháp khác cũng liên quan đến vệ sinh mũi – họng là xông mũi họng.

Không ít gia đình cho rằng "xông mũi họng" sẽ giải quyết mọi vấn đề đường hô hấp liên quan COVID-19. Thực tế, đây là một trong những biện pháp giảm tình trạng khó thở do ngạt hoặc tắc mũi, chứ không giết sạch virus, không nên lạm dụng. Bộ Y tế lưu ý không xông cho trẻ em.

Theo tư vấn của BS Nguyễn Hà My – Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, cần giữ an toàn khi xông, tránh xông sát phần niêm mạc quá có khả năng gây bỏng rát niêm mạc mũi họng. Cùng đó, thời gian xông từ 10-15 phút; Không nên xông quá lâu.

Điều quan trọng khác là không nên xông các loại tinh dầu hay dầu nóng có tính cay nóng mạnh như tỏi, dầu gió, dầu cù là vì dễ gây nguy cơ bỏng rát đường hô hấp, cay mắt.

Hoàng Anh (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top