Vì bỏ qua bước đơn giản này, bạn đã tự "rước" mùi hôi vào hơi thở
GiadinhNet – Chỉ đánh răng kỹ càng là bạn đã yên tâm vì hơi thở không mùi? Không phải vậy.
Hơi thở có mùi do đâu?
Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hóa, nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng, sâu răng… sẽ tạo ra mùi hôi trong hơi thở, trong miệng bạn.

Chải lưỡi là cách hay để bạn hạn chế hơi thở có mùi hôi.
Bạn cũng có thể bị hôi miệng do hút thuốc lá nhất là các loại thuốc hút mạnh như xì gà, ống điếu, ống píp cũng giảm nước bọt.
Những người mắc các bệnh lý về mũi, xoang (như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng), đặc biệt viêm xoang do răng gây hơi thở hôi rất nhiều, thậm chí gây khó chịu cho người xung quanh khi đến gần.
Các loại bệnh lý từ phổi, thực quản - dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư cũng gây hơi thở hôi.
Một số thực phẩm có chất dầu gây hơi thở có mùi như tỏi, hành, các loại rau có mùi, bia rượu, thức uống có gas. Các thực phẩm này sau khi được hấp thu, sau đó chất tinh dầu dễ bay hơi theo hơi thở bay ra mũi miệng, thậm chí ra mồ hôi trên cơ thể.
Quên chải lưỡi cũng gây hôi miệng
Một trong các nguyên nhân khiến hơi thở bạn có mùi là do lưỡi bị viêm và thức ăn bám trên bề mặt lưỡi hoặc các rãnh nứt lưỡi.
Bựa lưỡi được tạo nên từ các tế bào niêm mạc tróc ra, cùng với vi khuẩn và cặn đồ ăn bám vào mặt lưỡi. Do đó khi vi khuẩn phân giải cặn đồ ăn, chúng sẽ gây ra mùi khó chịu. Làm sạch bựa lưỡi cũng là giúp loại bỏ một lượng lớn các vi khuẩn trong miệng, giảm bớt gánh nặng cho hệ miễn dịch.
Dùng chải bựa lưỡi là cách rất hay để loại bỏ vi khuẩn và cặn đồ ăn trong bựa lưỡi, từ đó giảm thiểu bệnh về răng miệng, đồng thời giảm bớt mùi miệng.
Tuy nhiên, nếu chải bựa lưỡi không đúng cách sẽ làm tổn thương chồi vị giác. Do vậy, bạn cần cẩn thận khi cạo bựa lưỡi, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ làm tổn hại đến các đầu nụ này, thậm chí còn gây tê lưỡi gây suy giảm chức năng vị giác, ăn mất ngon miệng…
Không nên chải lưỡi thường xuyên, mỗi tuần một – hai lần là đủ. Khi chải không dùng lực quá mạnh, chỉ nên chải nhè nhẹ, đừng để gây cảm giác đau và khó chịu. Mỗi lần chải không nên quá lâu, chải từ gốc lưỡi lên đầu lưỡi khoảng 10 lần là được. Sau khi chải lưỡi, hãy dùng nước muối pha loãng súc miệng cho sạch.
Ngoài việc chải lưỡi đều đặn hàng tuần, cần kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng khác như đánh răng kỹ càng, lấy cao răng 6 tháng/lần, kiểm tra sâu răng, và chú ý đến các loại thực phẩm ăn vào. Nên hạn chế bia rượu và thuốc lá.
Có thể làm sạch lưỡi bằng chanh vì chanh có tính axit giúp kháng khuẩn và làm sạch răng miệng rất tốt. Bạn có thể lấy lát chanh chà lên lưỡi hoặc trộn nước cốt chanh với bột baking soda và chà lên trên lưỡi trước khi đánh răng, giúp loại bỏ sạch lớp phủ trắng trên lưỡi và làm sạch khoang miệng. Sau khi thực hiện chà lưỡi xong thì súc miệng lại với nước sạch.
Bạn đều nên tạo cho mình thói quen súc miệng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Việc này hết sức đơn giản mà cần thiết giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, thức ăn còn bám lại trên răng và lưỡi. Từ đó giúp hỗ trợ chữa bệnh hôi miệng hiệu quả và phòng tránh bệnh răng miệng. Ăn sữa chua cũng là biện pháp để làm sạch lưỡi.
Tăng cường thực phẩm tốt cho răng miệng như dâu tây, chanh, pho mát, táo… sẽ giữ răng của bạn trắng, khỏe.
Q.An (tổng hợp).

Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè
Sống khỏe - 2 giờ trướcTrứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn trứng vịt vào mùa hè còn là một cách tăng cường sức khỏe, giúp cường thân kiện thể, tiêu thử giáng hỏa, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcVitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Sống khỏe - 8 giờ trướcCó nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 13 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 15 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...