Vì sao giá hàng hóa trong gói thầu do BQL dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm CĐT cao bất thường?
Cùng đặc điểm kỹ thuật, xuất xứ nhưng hàng hóa ở gói thầu mua sắm do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm CĐT có giá trúng thầu chênh lệch lớn so với giá thị trường. Liệu có kẽ hở nào trong việc thẩm định giá dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước trong các gói thầu này hay không?
Đấu thầu qua mạng là xu thế tất yếu của thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu thủ tục hành chính...
Thời gian vừa qua, Pháp luật và Bạn đọc nhận được nhiều thông tin phản ánh về hiện tượng giá trúng thầu của hàng hóa cao hơn rất nhiều so với giá thị trường tại gói thầu số 05 "Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ" dự án "Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm Chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu là Liên danh Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng và Công ty cổ phần Vinaqua và Công ty TNHH thương mại kỹ thuật NIC (Liên danh GAET-NIC-VINAQUA). Giá trúng thầu của gói thầu này là 16.964.840.000 đồng. Nguồn vốn là Ngân sách quận Tây Hồ.
Sau khi khảo sát trên thị trường, nhận báo giá tại một số đơn vị cung cấp thiết bị cùng chủng loại, cùng thời điểm bán hàng và đối chiếu với kết quả của gói thầu nêu trên thì PV thấy rằng các phản ánh trên là có căn cứ.
Cụ thể tại gói thầu "Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ" có số TBMT là 20220162798, giá gói thầu là 17.079.857.000 đồng, giá trúng thầu là 16.964.840.000 đồng, tiết kiệm được 115.017.000 đồng (tỷ lệ tiết kiệm 0,99 %).
Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Số 54/QĐ-QLDA ngày 7/3/2022 do Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn ký.
Đơn vị trúng thầu là Liên danh Tổng Công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng và Công ty cổ phần Vinaqua và Công ty TNHH thương mại kỹ thuật NIC (Liên danh GAET-NIC-VINAQUA).
Trong gói thầu này, giá thiết bị bàn họp có mã sản phẩm là CT3012H2 (BHPU02), giá trúng thầu là 7.750.000 đồng/chiếc, tuy nhiên giá trên thị trường, cụ thể là của Nội thất Hòa Phát thì chỉ là 6.837.300 đồng/chiếc. Giá trúng thầu cao hơn giá thị trường là 912.700 đồng/chiếc.
Hay như sản phẩm có số thứ tự 170, sản phẩm đàn piano điện, mã hàng Yamaha YDP-144 có giá trúng thầu là 28.300.000 đồng/chiếc trong khi giá trên thị trường cùng chủng loại sản phẩm, cùng hãng sản xuất, cùng mã hàng chỉ có 20.990.000 đồng/chiếc, rẻ hơn so với giá trúng thầu là 7.310.000 đồng/chiếc.
Thêm một ví dụ nữa về giá trúng thầu của gói thầu cao hơn so với giá thị trường là sản phẩm Tivi 75 inch Samsung có ký hiệu 75AU7000, xuất xứ Việt Nam giá trúng thầu của chiếc tivi này là 33.800.000 đồng/chiếc, trong khi đó giá trên thị trường với chiếc tivi cùng chủng loại, xuất xứ được bán trên siêu thị điện máy Media mart chỉ có 29.900.000 đồng/chiếc, rẻ hơn so với giá trúng thầu là 3.900.000 đồng/chiếc. Với số lượng trong gói thầu là 36 chiếc thì tính sơ sơ vốn ngân sách quận Tây Hồ có nguy cơ thất thoát 140.400.000 đồng.
Trên đây chỉ là ví dụ về 3 sản phẩm trên tổng số 501 sản phẩm của gói thầu số 05 "Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ" này. PV đã khảo sát giá trên thị trường những sản phẩm trong 501 mã sản phẩm có trong gói thầu trên thì thấy nhiều sản phẩm trúng thầu của gói thầu 05 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm CĐT đều có giá cao hơn rất nhiều so với giá trên thị trường.
Nhằm phản ánh thông tin khách quan, đa chiều, PV Pháp luật và Bạn đọc đã có buổi làm việc với Phó giám đốc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ, ông Nguyễn Anh Tuấn. Trao đổi về vấn đề tại sao giá hàng hóa trong gói thầu do BQL dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm CĐT cao hơn so với giá trên thị trường, ông Tuấn cho biết: "Gói thầu này được chúng tôi xây dựng về đơn giá là từ năm ngoái (năm 2021-PV) vì trình tự thủ tục về đầu tư công luôn luôn có độ trễ nhất định về mặt thời gian, không thể phê duyệt ngày hôm nay thì ngay ngày mai có luôn được. Từ lúc làm việc với nhà trường, phòng giáo dục, khảo sát xem nhu cầu của nhà trường như thế nào, tiêu chí, yêu cầu của các thầy các cô trong lĩnh vực ấy ra làm sao…mới lên được khái toán ban đầu. Sau đó phải thuê đơn vị tư vấn, lúc ấy mới đi khảo sát chi tiết để lên được danh mục giá, sau đó lại thuê đơn vị thẩm định giá. Thẩm định giá xong thì mới trình lên quận để thẩm tra lại. Trải qua rất nhiều khâu như vậy rồi mới đến giai đoạn đấu thầu, đăng lên cổng thông tin...
Từ lúc lập dự toán cho đến lúc được phê duyệt thì luôn luôn có độ trễ về mặt thời gian, chính vì độ trễ thời gian đó thì mới có hiện tượng giá chênh lên, chênh xuống, đấy là cái lý giải tại sao lại có hiện tượng như vậy (giá trúng thầu chênh lệch so với giá trên thị trường tại thời điểm có Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu-PV). Khi chúng tôi lên giá dự toán thì chúng tôi tìm hiểu giá của các nhà sản xuất, nhà cung cấp tại thời điểm ấy, khi thẩm định thì đơn vị thẩm định lại căn cứ theo giá tại thời điểm thẩm định nên giá của hàng hóa có sự chênh lệch nhất định".
"Cá nhân tôi phải nói thật là cũng không phải là người tài giỏi đến mức cái gì cũng biết, cũng phải có cán bộ ở dưới tư vấn thêm. Vào một thời điểm nào đó thì không phải lúc nào việc kiểm soát của tôi nó luôn được chặt chẽ, có thể nó sẽ có những sai sót. Trong quá trình triển khai thì sẽ có những đơn vị của Quận tiến hành kiểm tra, rồi đến lúc quyết toán sẽ có một lần thẩm tra lại nữa. Do vậy có thể bây giờ giá nó thế này nhưng đến khi quyết toán giá nó có thể không như vậy nữa", ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm.
Pháp luật và Bạn đọc sẽ tiếp tục thông tin.
Long Vũ
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút
Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.
Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12 với nhiều voucher khuyến mại sâu, chờ người tiêu dùng nhanh tay "chốt đơn".
Tiểu thương bày bán công khai gần 100 lọ kem trộn nhiều 'không'
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ 80 lọ kem trộn không có căn cứ xác định nguồn gốc và nơi sản xuất tại Tiền Giang.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT: Người tiêu dùng hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%.
Từ nay đến Tết 2025, chợ đầu mối, điểm kinh doanh gần đường sắt, khu vực đông dân cư sẽ bị kiểm soát hàng hóa chặt chẽ
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo Tổng cục QLTT, từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng chức năng tập trung kiểm soát thị trường, ngăn hàng lậu tại các chợ đầu mối, các điểm kinh doanh gần đường sắt, đường bộ và khu dân cư đông đúc…
Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh, phát hiện nhiều lon sữa giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 18/11, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh tại Tiền Giang công khai kinh doanh thực phẩm bổ sung là sữa giả.
Để chống lãng phí, Hà Nội yêu cầu rà soát các dự án, công trình 'đắp chiếu', bỏ hoang
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.
Sở Công thương nói gì về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán 2025
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Theo Sở Công thương Hà Nội, từ nay đến Tết Nguyên đán 2025, Sở tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn nhằm góp phần đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới, đặc biệt là vấn đề ATTP xung quanh trường học.
Đón lõng xe tải đang lưu thông, chặn đứng hơn 300kg đùi gà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 12/11, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng hơn 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… tại tỉnh Đắk Nông.