Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao không nên dùng thuốc co mạch mũi kéo dài?

Thứ bảy, 08:59 21/12/2019 | Sống khỏe

Em năm nay 27 tuổi, gần đây em bị ngạt mũi, chảy nước mũi rất khó chịu nên đã đi khám và được bác sĩ cho thuốc điều trị có thành phần xylometazolin.

Khi dùng, em thấy rất hiệu quả nhưng vì sao bác sĩ dặn em không được dùng thuốc này quá 7 ngày mà phải khám lại để kiểm tra tình trạng bệnh?

Nguyễn Hải Nam (Ninh Bình)

Vì sao không nên dùng thuốc co mạch mũi kéo dài? - Ảnh 1.

Khám điều trị bệnh lý ở mũi cho bệnh nhân.

Ngạt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít khiến người bệnh không thể thở ra dễ dàng, nhiều khi phải thở bằng miệng. Nhưng việc làm này không lọc sạch được không khí nên dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi. Bên cạnh đó, ngạt mũi còn gây ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ, một số trường hợp còn gây ù tai, giảm khả năng nghe do viêm phù nề và mủ đọng, làm tắc nghẽn đường thông giữa mũi và tai. Ngạt mũi có thể cấp tính hoặc mạn tính, nếu ngạt mũi mạn tính có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như: hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Một trong những loại thuốc thường được sử dụng để khắc phục triệu chứng này là thuốc có chứa thành phần xylometazolin. Đây là chất kích thích thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy.

Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị chảy nước mũi do dị ứng, kích ứng xoang, hoặc cảm lạnh thông thường. Khi dùng thuốc này, người bệnh dễ dàng hết ngạt mũi và nước mũi hết chảy giàn giụa nên rất thích. Tuy nhiên, khi dùng thuốc không nên dùng quá 7 ngày vì nếu lạm dụng dễ gây hiện tượng quen thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng “bật lại”, tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây ngẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó trị. Mặt khác, không những thuốc có tác dụng tại chỗ mà còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, bởi vậy càng không nên dùng liều cao dài ngày.

Ngạt mũi có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể do viêm nhiễm như viêm mũi họng, viêm xoang..., do chấn thương, dị vật mũi... chứ không chỉ do cảm lạnh hay cảm cúm thông thường. Do vậy, sau thời gian dùng thuốc được khuyến cáo mà bạn còn ngạt mũi thì không nên tiếp tục dùng thuốc mà có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi trước khi có kế hoạch điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Theo BS. Nguyễn Văn Liên/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 5 giờ trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 7 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Top