Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao mẹ bầu cố đủ mọi cách để con da trắng hồng nhưng đẻ ra vẫn ngăm đen?

Thứ năm, 10:20 04/01/2018 | Sống khỏe

Không ít bà mẹ ngay từ khi mang bầu đã cố gắng làm mọi cách để con sinh ra có làn da trắng trẻo.

Với rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ châu Á, nước da của con trẻ luôn là một vấn đề đau đầu, nhất là khi đẻ con gái. Thậm chí, nhiều mẹ bầu còn tìm đủ mọi cách ăn uống hay "mẹo dân gian" để con sinh ra được trắng trẻo, hồng hào. Nhưng rồi làn da đứa bé vẫn xám lại chỉ vài tuần sau khi sinh, và thế là các mẹ lại nháo nhào tìm mọi cách để con mình trắng hồng trở lại.


Các mẹ bầu còn tìm đủ mọi mẹo với mong muốn con sinh ra trắng trẻo. (Ảnh minh họa)

Các mẹ bầu còn tìm đủ mọi mẹo với mong muốn con sinh ra trắng trẻo. (Ảnh minh họa)

Nhưng các mẹ biết không, sự thay đổi nước da của bé là quá trình hoàn toàn tự nhiên. Dưới đây là những sự thật về màu da của bé mà các mẹ cần biết:

Mẹ sinh con da trắng hay ngăm hoàn toàn là do di truyền

Làn da trắng hay sẫm màu được quyết định hoàn toàn bởi yếu tố di truyền, không gì có thể thay đổi được. Vào thời điểm mới sinh, da của bé hầu hết thường tím tái vì hệ tuần hoàn vẫn cần thời gian để lưu thông đủ oxy ra toàn bộ cơ thể. Khi lượng oxy cần thiết đã được lưu thông, da của trẻ sẽ không còn xanh xao nữa mà chuyển sang hồng hào. Các mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi trên đến hết ngày đầu tiên sau khi sinh.

Hầu hết các bé khi mới sinh trong vài tháng đầu sẽ có làn da trắng hồng. Điều này khiến các bố mẹ hiểu nhầm đó chính là màu da của bé, và bắt đầu lo lắng khi da bé bắt đầu sạm đi. Thực chất, sự chuyển màu da từ tím sang hồng diễn ra do làn da của bé khi mới sinh vẫn còn rất mỏng, nên các mạch máu bên trong đều có thể nhìn thấy được.

Có không ít bé có nước da vàng vọt, điều này rất có thể do chứng vàng da sinh lý, triệu chứng khá phổ biến với những bé mới sinh. Còn bé có làn da xanh xao khi mới sinh thường có nguyên nhân do lưu thông máu kém.


Các bé mới sinh thường có làn da xám, hơi đỏ rồi sau đó trắng dần. (Ảnh minh họa)

Các bé mới sinh thường có làn da xám, hơi đỏ rồi sau đó trắng dần. (Ảnh minh họa)

Màu da thực chất của bé sẽ phát triển trong 6 tháng đầu và sẽ còn tiếp tục cho đến hết năm sinh đầu tiên, và cả sau này. Nó hoàn toàn được quy định bởi gen di truyền nên không gì có thể thay đổi được. Tuy nhiên, màu da của bé cũng có thể biến đổi nếu tiếp xúc nhiều với nắng.

Môi trường sống cũng tác động đến làn da của bé

Các sắc tố tự nhiên như melamin cũng sẽ quyết định màu da của bé. Hàm lượng melamin càng nhiều, màu da của bé càng sẫm. Sinh học tiến hóa tin rằng những người sống càng gần Xích Đạo càng có nhiều sắc tố melamin, và ngược lại càng sống xa Xích Đạo thì hàm lượng sắc tố này càng ít. Các đoạn mã gene kiểm soát lượng melamin trong da vận hành theo nguyên tắc lấn át không đầy đủ, có nghĩa là các tính trạng gen hoàn toàn được bộc lộ, vì vậy đứa bé thường có màu da pha trộn giữa cả bố lẫn mẹ.

Môi trường xung quanh cũng sẽ tác động đến làn da của bé. Đôi khi, những ảnh hưởng này chỉ mang tính nhất thời. Trong những trường hợp như vậy, da của bé sẽ lại trở về màu sắc ban đầu lúc mới sinh.

Đôi khi, một màu da tối cũng có thể liên quan đến chế độ ăn không phù hợp. Nếu không được bồi bổ một cách đầy đủ, làn da của bé sẽ khó có thể trở về thời điểm khi mới sinh.

Tiếp xúc với thời tiết lạnh sẽ khiến da của bé hay bị tím tái, trong khi môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến da bé đỏ ửng, Hoặc đôi khi da của bé sẽ vừa tím vừa đỏ cùng một lúc khi bé quấy khóc. Đó đều là những thay đổi sinh lý hoàn toàn bình thường và chỉ mang tính nhất thời.


Các mẹ đừng dại mà thoa kem trắng da cho bé. (Ảnh minh họa)

Các mẹ đừng "dại" mà thoa kem trắng da cho bé. (Ảnh minh họa)

Mẹ đừng "dại" mà thoa kem trắng da cho bé

Trên thực tế, mẹ cũng có thể can thiệp một phần vào màu da của bé bằng cách ăn những thực phẩm giúp con trắng da và sinh hoạt điều độ ngay từ khi mang bầu. Tuy nhiên, những biện pháp này thực chất chỉ giúp da bé đều màu, mịn màng hơn chứ không thể cải thiện sắc tố da.

Đặc biệt, thoa kem trắng da cho bé sẽ không có tác dụng. Các loại kem làm trắng da thậm chí còn chứa hàm lượng steroids có hại cho bé, gây ra dị ứng hoặc chứng phát ban. Việc thử áp dụng những phương pháp làm trắng da dân gian cũng sẽ gây ngứa ngáy và phát ban, nhất là trong thời điểm hè nóng. Phấn rôm cũng không thể giúp da bé trắng ra, thậm chí còn có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho bé. Vì vậy, việc cố gắng tìm cách thay đổi màu da của bé là hoàn toàn vô ích.

Các bố mẹ cần phải học cách chấp nhận với những gì mình có. Bởi thật là vô lý khi lại quan trọng hóa vấn đề màu da trong một thời đại mà nó không còn là thước đo để đánh giá con người. Nên thay vì ưu tư, đã đến lúc các bố mẹ nên cảm thấy hãnh diện về màu da của con mình.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Top