Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao nên tiêm vaccine cho con trong khi đa số trẻ mắc COVID-19 có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng?

Thứ năm, 09:37 17/02/2022 | Y tế

Chuyên gia cho biết, vaccine COVID-19 cho trẻ em dùng công nghệ mới, tốt hơn nhóm người lớn nên nguy cơ gây viêm cơ tim ở trẻ 5-11 tuổi thấp hơn ở trẻ lớn và người lớn.

Ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 8% trẻ 6-12 tuổi.

Toàn quốc ghi nhận 165 trẻ dưới 18 tuổi mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% tổng tử vong chung, trong đó 0,1% là trẻ từ 6 - 12 tuổi.

Theo Thứ trưởng, những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ thống (MIS-C) tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến thể Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm vaccine COVID-19.

  • Chuyên gia: Tôi có con trong độ tuổi 5-11 và chờ đợi để được tiêm vaccine COVID-19

Mới đây, trả lời câu hỏi vì sao đa số trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng và triệu chứng nhẹ nhưng vẫn nên tiêm vaccine, TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), đã có những lý giải.

Trong thời gian vừa qua, các chuyên gia của NIHE đã làm việc mật thiết với Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các Bệnh viện Nhi đồng và thấy rằng số lượng trẻ em mắc COVID-19 đang tăng theo thời gian.

Trước đó, các phụ huynh giữ gìn nên số lượng trẻ mắc không cao như nhóm người lớn. Nhưng hiện nay, số lượng nhiễm ở người lớn đang tăng rất nhanh kéo theo tỷ lệ mắc ở trẻ cũng tăng.

Mặc dù số ca nặng ở trẻ không cao như người lớn, nhưng có trường hợp nặng, nguy kịch và thậm chí tử vong. "Tỷ lệ lớn trẻ em mắc COVID-19 bị nhẹ là đúng nhưng với số lượng trẻ nhiễm lớn thì số ca nặng và tử vong cũng sẽ không nhỏ" - TS. Thái nói.

Qua quá trình làm việc với các bệnh viện, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ mắc hội chứng hậu COVID-19, viêm đa tạng hay biến chứng bất lợi như viêm cơ tim chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các đối tượng này chưa được tiêm vaccine.

"Các bác sĩ rất lo lắng cho nhóm này" - ông nói thêm tới đây, sẽ có những khoa chuyên điều trị COVID-19 trong đó có bác sĩ Nhi khoa tham gia giải quyết vấn đề này.

"Với nhóm tuổi chưa có vaccine, dù giữ gìn đến mấy, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ nhiễm tăng cao, tỷ lệ biến chứng vẫn cao. Nguy cơ này lớn hơn vô cùng nhiều so với nguy cơ liên quan tiêm vaccine" - TS. Thái nói.

 - Ảnh 3.

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 11-17 tuổi.

Thực tế, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số trẻ được khám và chẩn đoán COVID-19 đến nay là 611 trẻ, trong đó có 545 ca được chuyển khám, cách ly tại địa phương; 66 ca điều trị nội trú tại bệnh viện.

Hiện bệnh viện này đang điều trị 10 bệnh nhân COVID-19, thời gian qua đã có 5 trẻ tử vong (gồm 3 bệnh nhân sơ sinh, 1 bệnh nhân 2 tháng tuổi có viêm não liên cầu B, 1 bệnh nhân 6 tháng tuổi ở Bắc Ninh chuyển lên).

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong tổng số gần 6.500 F0 điều trị tại đây trong hơn 2 năm qua, có 617 F0 là trẻ dưới 16 tuổi; có 21 ca nặng, nguy kịch.

Giải thích về tác dụng giảm COVID-19 kéo dài và viêm đa tạng của vaccine, TS. Thái cho hay "thụ thể", điểm bám của virus có ở nhiều cơ quan, hầu hết cơ quan phủ tạng đều có virus xâm nhập. Đây là cơ sở gây viêm đa tạng.

Tình trạng này xảy ra ở một số người rất nặng, phải điều trị kéo dài và tốn kém. Trong khi triển khai mũi tiêm, chúng ta đã có nền miễn dịch tuy nhiên chưa cao ở một số bé. Vaccine hạn chế virus xâm lấn ở phủ tạng sâu, từ đó hạn chế tổn thương sau này.

"Đây là cơ sở để khuyến cáo người dân tiêm vaccine, kể cả khi đã nhiễm virus" - TS. Thái nhấn mạnh, những bài báo liên quan đến hội chứng hậu COVID và tác dụng của vaccine cũng đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín thế giới như Nature Science cho thấy vaccine hiệu quả.

Đến nay, có 44 quốc gia đã triển khai vaccine trẻ 5-11 tuổi. Theo TS. Thái, kinh nghiệm từ các nước đã triển khai là bài học rất quý giá với Việt Nam. Các nước vẫn sử dụng hình thức triển khai như vaccine thông thường, dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh.

Ông cho biết, vaccine cho trẻ em dùng công nghệ mới, tốt hơn nhóm người lớn nên nguy cơ gây viêm cơ tim ở trẻ 5-11 tuổi thấp hơn ở trẻ lớn và người lớn. Những báo cáo qua hàng chục triệu liều tiêm ở nhiều nước đã tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi cho thấy tỷ lệ viêm cơ tim này gần như không thấy. Nhưng những phản ứng khác như sốt, quấy khóc, sưng đau tại chỗ vẫn có và mức độ thấp hơn ở trẻ lớn, người lớn.

Các chuyên gia khẳng định những phản ứng thông thường này không thể tránh được vì đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể khi tiêm chất lạ vào người. Điều này đã nằm trong tính toán. Việc điều chỉnh liều tiêm theo tuổi, cân nặng của trẻ để có liều phù hợp để có liều tối ưu mà vẫn sinh được miễn dịch tốt nhất cũng đã được chuyên gia tính toán kỹ.

TS. Phạm Quang Thái
Tỷ lệ phản vệ rất nhỏ có thể xảy ra tuy nhiên vẫn thấp hơn so với nhóm trẻ lớn và người lớn. Điều này khó tránh, vì nguyên tắc có chất lạ đưa vào thì cơ thể vẫn có nguy cơ hay phản ứng nhất định, ví dụ ăn hoa quả hay là uống thuốc cũng có nguy cơ này...

Bên cạnh đó, phản ứng khác như choáng ngất, sốt cao kéo dài ghi nhận ở một số quốc gia song tỷ lệ này rất thấp, ví dụ Australia hoặc Isarael nhưng chưa có ca nào tử vong liên quan vaccine. Đấy là lý do các chuyên gia thấy rằng việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ nhỏ đang an toàn.

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer Albert Bourla tối 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ông quan tâm thúc đẩy càng sớm càng tốt việc cung ứng 22 triệu liều vaccine dành cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam ngay trong những ngày tới, cố gắng hoàn thành hợp đồng cung cấp trong tháng 4, chậm nhất là tháng 5/2022.
Võ Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top