Vì sao phải bôi kem chống nắng nhiều lần trong ngày?
Chào bác sĩ, tôi chống nắng cho da bằng cách bôi kem chống nắng hằng ngày nhưng chỉ bôi một lần với số lượng khá nhiều vào buổi sáng, thậm chí bôi tới 2- 3 lớp để đỡ bị bắt nắng. Làm thế có đúng không? Da tôi thuộc loại da dầu vậy nên sử dụng loại kem chống nắng nào để hiệu quả nhất? Hồng An (28 tuổi, Đồng Nai)
- Bác sĩ Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu trung ương: Về nguyên tắc, kem chống nắng cần bôi đúng và bôi đủ mới phát huy hiệu quả. Theo chuẩn mà các chuyên gia da liễu đưa ra, bạn cần bôi 2 mg sản phẩm cho mỗi 1 cm2 da. Nghĩa là để bôi cả mặt trung bình cần khoảng 1,2 g và cho cơ thể là 25-30 g. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt và khoảng một chén rượu nhỏ cho toàn thân. Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem. Khi bôi cần kết hợp cả tán và vỗ kem trên vùng da. Nếu bạn hoạt động liên tục ngoài nắng, cần bôi lại kem sau mỗi 2-3 tiếng, vì dù lượng kem bạn bôi nhiều nhưng chỉ bôi 1 lần sẽ không có tác dụng chống nắng sau thời gian này.
Với loại da dầu bạn nên sử dụng kem chống nắng cho da dầu. Nên lựa chọn chống nắng dạng gel hoặc xịt. Tránh loại nhờn, bóng mà nên chọn loại có kết cấu nhẹ, khô. Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30. Để lựa chọn kem chống nắng phổ rộng cho da dầu mụn, nên chọn loại có thành phần Tinosorb S hoặc Tinosorb M. Chúng đều có tác dụng chống 3 tia cực tím gây hại đến làn da. Tránh những loại có mùi thơm, paraben, cồn vì có thể gây kích ứng da. Nếu cảm thấy khó chịu vì da dính nhờn khi dùng kem chống nắng hoặc nghi ngờ độ an toàn của kem chống nắng, bạn nên chuyển sang biện pháp chống nắng dạng tiện lợi và an toàn hơn (mũ nón, khẩu trang, hạn chế ra nắng, viên uống chống nắng...).
Theo N.Dung/NLĐ
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 31 phút trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 41 phút trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 2 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 3 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 20 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.