Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao rắn lục đuôi đỏ nhiều và nguy hiểm?

Thứ năm, 13:51 27/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet- Rắn lục đuổi đỏ xuất hiện nhiều ở một số tỉnh thành, trong nhiều tháng qua, có hàng trăm người đã phải nhập viện vì rắn lục đuôi đỏ cắn.

Vừa qua, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11, với 41 ca. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng có gần 40 người bị loại rắn độc này cắn.

Hiện nay xuất hiện nhiều tin đồn gây hoang mang vì nhiều tỉnh thành xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, nhiều người cũng chia sẻ cách xử lý với rắn lục đuôi đỏ như thế nào. Tuy nhiên, người dân cũng cần bình tĩnh hơn trước những thông tin này để có những cách xử lý phù hợp.

Việt Nam có khoảng 151 loài rắn. So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ rất nhanh, chỉ dài khoảng 2 tháng, sau đó sinh con. Số lượng mỗi lứa đẻ của loại rắn này cũng rất cao, từ 4 đến 16, 17 con.

Theo nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư, Ông Phùng Mỹ Trung – Admin trang web sinh vật rừng Việt Nam chia sẻ: Mỗi loài sinh ra đều có một nguồn thức ăn nhất định. Chúng đã tồn tại và đã trải qua hàng triệu năm sinh tồn bằng nguồn thức ăn đó. Loài rắn lục đuôi đỏ cũng vậy chúng đã tồn tại và phát triển nhờ nguồn thức ăn ở vùng phân bố, định cư.

Tại sao rắn lục đuôi đỏ lại xuất hiện nhiều và cắn người như hiện nay ư? Đó là do con người chặt đứt chuỗi mắt xích sinh học ấy bằng cách trực tiếp hay gián tiếp can thiệp sâu vào nguồn thức ăn và môi trường sống của chúng.

Con người vào rừng, săn bắt các loài thức ăn của nó như bắt các loài ếch, nhái, chuột, côn trùng để ăn. Phá hoại môi trường sống của chúng như phá rừng, làm nương rẫy, khai thác cạn kiệt nguồn nước khiến rất nhiều loài trong chuỗi thức ăn của rắn lục bị biến mất.

Khi nguồn thức ăn ở rừng bị cạn kiệt, rắn lục đuôi đỏ phải vào bò ra khỏi rừng để kiếm ăn và trong khi tìm kiếm được thức ăn chúng trở nên hung dữ hơn nhằm tồn tại. Vô tình hay cố ý chúng gặp các loài khác và cảm nhận thấy mới đe dọa nên chúng tấn công, trong đó có con người.

Chính con người đã gây nên sự bất ổn về đa dạng sinh học, nên những hậu quả đó con người phải chấp nhận. Không chỉ với rắn lục đuôi đỏ mà còn nhiều loài động vật hoang dã khác như voi, heo rừng …và cơn thịnh nộ của thiên nhiên như lũ quét, ngập lụt, hạn hán mất mùa do thiên tai …

Theo nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, con người không nên giết hay bắt rắn lục đuôi đỏ. Vì nếu tận diệt chúng, sẽ cắt đứt chuỗi mắt xích tuần hoàn sinh học khiến cho những loài động vật có hại khác khác phát triển. Vì vậy, người dân cần phải có ý thức bảo toàn sinh học.

“Mọi loài sinh ra đều có quyền tồn tại trong môi trường sống của chúng. Chúng ta không thể đầy chúng đến bờ vực tuyệt chủng mà một điều hết sức quan trọng là chúng ta phải bảo vệ sự tồn tại của chúng trong ngôi nhà chung thiên nhiên bằng cách khai thác có kiểm soát để bảo vệ sự sống của chính mình…
Cần nâng cao ý thức người dân bảo vệ thiên nhiên để tránh bài học đắt giá như hiện nay không chỉ với loài động vật hoang dã nào.”- Ông Trung chia sẻ.

Hoài Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 18 phút trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 23 phút trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 13 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 16 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Top