Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột "ra đi"?

Thứ hai, 19:02 23/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa đông năm nay ấm, nhưng diễn biến bất thường ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, nhất là người già. Thầy thuốc ưu tú, Đại tá – Bác sĩ Quách Tuấn Vinh tư vấn về vấn đề này.

Thời tiết bất thường, ô nhiễm không khí, người già dễ có biến chứng tim mạch

Hàng năm vào tháng 12 và tháng 1 tiết trời lạnh giá, nhiều người già đột ngột "ra đi" do bệnh tim mạch biến chứng.

Nguyên nhân do thời tiết, môi trường thay đổi, cơ thể người già nhạy cảm, lại suy yếu bởi lão hóa, thành tim dày hơn, mạch máu xơ cứng, kém đàn hồi khiến tim giảm co bóp, giảm khả năng thích ứng của hệ tim mạch, lưu lượng máu qua não thấp hơn… dẫn tới các nguy cơ biến chứng các bệnh về tim mạch và dễ bị đột tử.

Giá lạnh làm các mạch máu trong cơ thể người bị co thắt lại, huyết áp tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi tắm rửa... trong khi rất nhiều người dân chưa kiểm soát được huyết áp làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.

Gió mùa đông bắc kèm theo nhiệt độ thấp cũng làm không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao. Người già có bệnh tim mạch dù tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian ngắn thì cũng có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Trời lạnh cũng khiến người già ngại tập thể dục thường xuyên (dù biết tập thể dục rất quan trọng bởi không duy trì đều đặn thì nguy cơ biến chứng tim mạch tăng cao). 90% các biến cố bệnh tim mạch thường xảy ra trong khi nghỉ ngơi, chứ không phải lúc đang vận động.

Tháng 12, tháng 1 cũng là mùa lễ hội liên tiếp, là dịp đoàn tụ gia đình (như Giáng sinh, tất niên, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán...) nên nhiều người ăn uống quá độ, cộng với ồn ào náo nhiệt, không khí lo lắng, căng thẳng… đã góp phần làm cho tỷ lệ đau tim tăng nhanh vào mùa đông. Nếu phát hiện và cho dùng thuốc đúng kịp thời sẽ hồi phục, đi lại được.

Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột ra đi? - Ảnh 1.

Người già khi có những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch cần đi viện ngay. Ảnh minh họa.

Cần đi cấp cứu ngay khi có dấu hiện cảnh báo

Theo Thầy thuốc ưu tú, Đại tá – Bác sĩ Quách Tuấn Vinh (Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ PHCN Minh Quang, phố Lý Nam Đế, Hà Nội), khi có những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch sau đây cần đưa đi cấp cứu ngay:

1. Đau thắt ngực (đau ngực dữ dội phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng…) - là nguy cơ nhồi máu cơ tim - cần gọi ngay cấp cứu 115 càng sớm càng tốt.

2. Nếu người già đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ - là các biểu hiện ngừng tuần hoàn - cần gọi người hỗ trợ và cấp cứu 115 ngay. Nếu thành thạo cách ép tim – thổi ngạt có thể sơ cứu bệnh nhân ngay.

3. Nếu người già đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115, trong lúc chờ đợi để người bệnh nằm đầu cao, thở oxy (nếu có).

4. Nếu người già đau đột ngột chân hoặc tay dữ dội (chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện) – là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân, hoặc tay – cần gọi 115 đưa đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối.

5. Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu đột quỵ (đột ngột tê hoặc yếu nửa người hay 1 bên tay/ chân, ngất hoặc hôn mê, rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân… cần khẩn cấp đưa người bệnh tới ngay bệnh viện.

Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột ra đi? - Ảnh 2.

Phương pháp cấy chỉ Đông y có hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, đột quị… Ảnh minh họa.

Cách phòng ngừa các bệnh tim mạch khi trời rét

Thầy thuốc ưu tú, Đại tá – Bác sĩ Quách Tuấn Vinh khuyên người già và con cháu cần học cách kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo đó:

- Số đo huyết áp ở người già thường không quá 140/90mmHg.

- Nếu huyết áp tối đa quá 180mmHg là rất đáng ngại, và thời tiết này có thể tăng đến 200mmHg. Do đó - cần phát hiện và dùng thuốc kịp thời kẻo vỡ mạch máu não và tử vong, đặc biệt là người bị bệnh đái tháo đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát.

Vì sao tháng 12 và tháng 1 có nhiều người già đột ngột ra đi? - Ảnh 3.

Người già cần tập thể dục đều. Ảnh minh họa.

Người già cần tập thể dục đều 30 - 60 phút/ngày sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, kiểm soát được nguy cơ. Nhưng người già không nên đi tập thể dục vào sáng sớm, vì mạch máu ngoại biên có thể bị co lại để dồn máu cho tim, thận, não... gây tăng kháng lực mạch máu, không ổn với người tăng huyết áp, làm huyết áp tăng lên. Cũng chỉ nên tập đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ… tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp co cơ, vận động tứ chi.

Dù tập gì cũng nên hỏi bác sĩ để được tư vấn về môn tập và mức độ tập luyện. Khi đang tập nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường (như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau nhức cơ xương, buồn nôn, khó thở, nói ngắt quãng…) thì cần ngừng tập để tránh nguy hiểm và đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Ngoài ra người già cần tránh ra ngoài trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Cần luôn giữ ấm (đầy đủ mũ, khăn tránh bị gió thổi lạnh nguy hiểm đến tính mạng, nhất là người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành).

Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Nếu có bệnh động mạch vành nên được khám theo dõi định kỳ (chú ý khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi) để phòng ngừa và điều trị kịp thời.

- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trường hợp bị tăng huyết áp (và phải uống liên tục suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của bác sĩ).

Ngọc Hà


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Bệnh thường gặp - 9 phút trước

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 21 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Top