Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao trẻ thường gặp các chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ

Thứ sáu, 17:00 29/01/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo một nghiên cứu mới đây tiến hành khảo sát trên 100 bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi ở 4 thành phố lớn tại Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ), cho thấy có tới 93% các bà mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường vào những năm đầu đời.

Giải mã nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó sự chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng hệ tiêu hóa trong những năm đầu đời là một nguyên nhân khá phổ biến. Theo đó, có một số đặc điểm của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ cần được lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ để tránh rối loạn tiêu hóa.

- Ruột của trẻ dài, có rất nhiều mạch máu, tụy chưa trưởng thành và bài tiết dày đủ các men tụy. Gan cũng chưa hoàn thiện nên chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ cần thời gian để hoàn thiện dần theo lứa tuổi. Do đó, thức ăn phải phù hợp với đúng lứa tuổi thì trẻ mới tiêu hóa và hấp thu được.

- Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của trẻ có hoạt động của men lactase (loại men dùng để tiêu hóa đường lactose) ở mức 70% dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá lactose. Bên cạnh đó, hoạt động của men enterokinase chỉ ở mức 25%, và hoạt động của men pepsin chỉ đạt ở mức 50% lúc trẻ 7 tháng tuổi, gây nên tình trạng khó tiêu hoá đạm.

- Thực quản của trẻ nhỏ ngắn, thành thực quản mỏng, có ít các sợi cơ và sợi chun giãn, đồng thời cơ thắt dưới thưc quản chưa phát triển tốt dẫn đến các cấu trúc chống trào ngược chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị nôn chớ và trào ngược dạ dày thực quản.

- Dạ dày trẻ trong năm đầu còn nhỏ, tròn và nằm cao trong bụng, thành dạ dầy mỏng, ít các sợi cơ và sợi chun đàn hồi, cơ môn vị đóng chặt, cơ tâm vị mở nên khi cho trẻ ăn no hay bú phải hơi nhiều, trẻ rất dễ bị trớ và nôn. Cuối năm thứ nhất khi trẻ biết đứng, đi dạ dày mới nằm ngang.

Chế độ dinh dưỡng vượt trội các chuyên gia khuyên dùng

Phát biểu tại buổi toạ đàm “Tiêu hoá dễ dàng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn” do công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức tháng 10 vừa qua, GS.TS Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết: “Nghiên cứu cho thấy 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi do hệ tiêu hóa còn non yếu. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh mổ và sinh non. Điều này khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện”.

Điều đó cho thấy, việc có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ. Do đó, theo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng, để giúp trẻ có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hấp thụ tốt các dưỡng chất, mẹ nên cho trẻ một chế độ dinh dưỡng như sau:

- Dùng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời.

- Trong các giai đoạn phát triển về sau, hoặc trong trường hợp bé cần dùng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, mẹ cần cho bé sử dụng những sản phẩm sữa có chứa đạm được cắt nhỏ hay còn gọi là đạm thủy phân một phần và hàm lượng đường lactose phù hợp để giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn.

- Chọn sữa có hàm lượng DHA theo khuyến nghị của FAO/WHO để hỗ trợ sự phát triển trí não tốt hơn ngay từ đầu của trẻ

Chứng rối loạn tiêu hoá nhẹ là một vấn đề thường gặp ở trẻ. Thông thường trẻ sẽ tự vượt qua được trong quá trình phát triển, tuy nhiên các mẹ cũng cần có những giải pháp tức thời, giúp bé phòng ngừa hoặc giải quyết các vấn đề tiêu hóa càng sớm càng tốt. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp bé hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của bé sau này.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 14 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top