Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm đường hô hấp dễ gây biến chứng ở trẻ nhỏ

Thứ hai, 09:00 24/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bác sỹ Cấn Phú Nhuận- Trưởng phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời tiết ban ngày nắng, đêm trở lạnh, thay đổi thất thường rất dễ gây viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Những ngày qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám.

Chị Minh Nguyệt có con 4 tuổi, ban đêm vẫn bắt bật quạt nhẹ để ngủ vì cháu kêu nóng, nhưng sáng dậy thì bé ho, sổ mũi, khản tiếng. Nhiều ngày sau bé bị sốt và nôn, chẳng chịu ăn uống gì. Chị Nguyệt cho biết: “Đấy là bé thứ 2, còn cháu lớn bị viêm đường hô hấp, cứ trở trời là ngạt mũi, hắt hơi, mũi đỏ và sưng lên. Mỗi lần trở trời là tôi lại lo ngay ngáy”.

Đó không chỉ là tâm trạng của riêng gia đình chị Ngọc, mà còn là “nỗi niềm” chung của nhiều bà mẹ mỗi khi giao mùa. TS. BS Lê Thị Hồng Hanh, Phó Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở.

Theo các bác sỹ, viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại, tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Viêm đường hô hấp trên gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Với bệnh viêm đường hô hấp, trẻ thường bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi hoặc khàn tiếng. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng sẽ lui dần và khỏi bệnh trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém bị bội nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây suy thở, sốt cao, co giật hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, bố mẹ cần vệ sinh đường hô hấp cho con như súc họng, xịt rửa mũi bằng dung dịch nước muối loãng. Có thể cho trẻ dùng các thuốc ho, thuốc long đờm  như quất mật ong, lá hẹ, húng quế… Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt hoặc dùng nước ấm chườm cho trẻ hạ sốt. Theo BS Cấn Phú Nhuận, nếu trẻ có những biểu hiện trở nặng như bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú, trẻ sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực, trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê, thở khác ngày thường... thì cần đưa  ngay đến cơ sở y tế.

Theo các bác sỹ, cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ là cần đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng tốt bằng cách ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ. Ngoài ra, cần phải mặc cho trẻ phù hợp với thời tiết. Ban đêm phải để ý đến trẻ, không để trẻ bị lạnh hay bị nóng. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, hạn chế đưa con đến những nơi đông người trong mùa dịch.

Thiện Ân

 

Dịch hạch làm 40 người Madagascar tử vong

Theo thông tin chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/11/2014, Bộ Y tế Madagascar thông báo dịch hạch đã bùng phát tại quốc gia này. Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ngày 31/8/2014 và tử vong ngày 3/9/2014. Tính đến ngày 16/11/2014, tại nước này đã ghi nhận tổng cộng 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó có 40 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, chỉ có 2% là dịch hạch thể phổi. Ngân hàng Phát triển châu Phi đã hỗ trợ 200.000 USD để Madagascar triển khai các hoạt động kiểm soát dịch bệnh.

Hiện nay, Việt Nam tiến hành giám sát dịch hạch trên chuột tại các cửa khẩu và các vùng có nguy cơ. Tuy nhiên tại Việt Nam, trên 10 năm nay không phát hiện dịch hạch trên người và lưu hành trên chuột.    

H.P

1.000 ca tử vong mỗi ngày do điều kiện vệ sinh kém

Khoảng 2,5 tỉ người trên toàn thế giới không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 1 tỉ người vẫn đi đại tiện ra môi trường, đặt chính bản thân họ và đặc biệt là trẻ em trước nguy cơ mắc các bệnh chết người do phân người gây ra như bệnh tiêu chảy.

Trong năm 2013 có hơn 340.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy vì thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân yếu kém – tức là trung bình khoảng 1.000 ca tử vong trong một ngày trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, cho đến năm 2011 vẫn còn khoảng 20 triệu người dân, trong đó có hơn 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phóng uế bừa bãi vẫn còn phổ biển ở nhiều vùng nông thôn và đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và viêm phổi, hai căn bệnh gây tử vong cho 22% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở Việt Nam.  

 P.Vĩnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Sống khỏe - 4 giờ trước

Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Top