Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn: 35 năm với nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh

Thứ sáu, 08:31 09/12/2011 | Y tế

GiadinhNet - Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành (8/3/1977 - 8/3/2012, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong việc bảo vệ sức khỏe người dân.

Khám chữa bệnh cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Y tế, tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức Viện cùng Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trưởng thành từ khó khăn, thách thức

Cùng với nỗ lực vì sức khỏe người dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, 35 năm qua Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SRKSTCT) Quy Nhơn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong suốt chặng đường với những dấu ấn đáng ghi nhớ gắn với các thời kỳ hoạt động của Viện.

Giai đoạn 1968 - 1976, đánh dấu bước khởi đầu của công tác phòng chống dịch bệnh sốt rét của Viện, khi đó gọi là Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ. Trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Trung - Tây Nguyên là trọng điểm đánh phá ác liệt của kẻ thù do có đường Trường Sơn là giao thông huyết mạch nối liền hai miền Nam - Bắc, cùng với dịch bệnh sốt rét hoành hành ở khu vực này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu cũng như sức sản xuất của quân đội và nhân dân ta.

Với nhiệm vụ vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, các cán bộ nhân viên của Trạm Nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ đã vượt qua hy sinh gian khổ trong điều kiện chiến tranh ác liệt thực hiện khống chế dịch bệnh sốt rét bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến trường khu V, góp phần tích cực vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1977 - 1997, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngày 8/3/1977, để đáp ứng tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới, Trạm chính thức trở thành Phân viện SRKSTCT Quy Nhơn. Giai đoạn này, do hậu quả chiến tranh và những khó khăn kinh tế của đất nước, bệnh sốt rét bùng nổ tại khu vực này rất mạnh. Trong giai đoạn này Phân viện SRKSTCT Quy Nhơn đã không ngừng nỗ lực phấn đấu khống chế dịch và giảm thiệt hại do bệnh sốt rét gây nên, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giai đoạn từ năm 1998 đến nay, Phân viện SRKSTCT Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành Viện SRKSTCT Quy Nhơn.

Tình hình sốt rét trong cả nước trong giai đoạn này có xu hướng giảm thấp, nhưng gánh nặng sốt rét hầu như vẫn tập trung ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên với tỉ lệ mắc bệnh gần 50%, nhiễm ký sinh trùng sốt rét 70-80%, sốt rét ác tính 75-83% và tử vong sốt rét 72-86% so với toàn quốc do người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét lưu hành, lại phải thường xuyên đối mặt với thiên tai, bão lụt kéo dài trên diện rộng hàng năm nên nguy cơ sốt rét gia tăng và bùng phát thành dịch cao. Viện đã triển khai các hoạt động nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, giảm thấp các chỉ số sốt rét giảm theo mục tiêu đề ra; góp phần tích cực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Khống chế, hạ thấp tỉ lệ dịch bệnh
 
"Phát huy những thành quả đã đạt được, với tinh thần lao động sáng tạo và lòng yêu ngành, yêu nghề, tập thể Viện quyết tâm phấn đấu vươn lên để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đẩy lùi dịch bệnh tại cộng đồng, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và nhân dân".

PGS.TS Triệu Nguyên Trung
(Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn)
Ngay từ những năm đầu xây dựng đến nay, Viện đã không ngừng phát triển nguồn lực, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ở địa bàn trọng điểm dịch bệnh cũng đồng thời là trọng điểm kinh tế - xã hội của cả nước. 

Những thành tích đóng góp của Viện đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Danh hiệu Anh hùng Lao động (2007), Huân chương Độc lập hạng Ba (2005), Huân chương Lao động hạng Nhất (1997), Huân chương Lao động hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động hạng Ba (1981), Huân chương Giải phóng hạng Ba (1974).

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế cùng tinh thần nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức Viện và lực lượng y tế địa phương, Viện đã khống chế có hiệu quả sốt rét ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên , góp phần giải quyết được cơ bản tình hình sốt rét cả nước. Đặc biệt là từ tháng 1/2009 - 4/2010, các chỉ số sốt rét có chiều hướng gia tăng liên tục trên 15 tháng liền do hầu hết các tỉnh trong khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt kéo dài, muỗi sốt rét có điều kiện phát triển và gây bệnh, cùng với khó khăn trong kiểm soát di biến động dân vào vùng sốt rét (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới...); Viện đã tích cực hỗ trợ phòng chống dịch kịp thời cho các tỉnh bị bão lụt, phối hợp với ngành y tế địa phương khống chế được dịch sốt rét và hạ thấp tỷ lệ bệnh theo chỉ tiêu phòng chống sốt rét đề ra.   

Tăng cường năng lực,đáp ứng nhiệm vụ được giao

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Viện xác định bên cạnh việc đẩy lùi dịch bệnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Viện đã xây dựng và sản xuất nhiều tư liệu truyền thông góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng các dân tộc trong khu vực, tạo yếu tố bền vững trong việc tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, Viện còn ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin y tế, Trang tin điện tử (website) với gần 9 triệu lượt người truy cập, chuyển tải kịp thời các thông tin chuyên ngành cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế, được Bộ Y tế biểu dương và trao tặng bằng khen về thành tích ứng dụng CNTT trong năm 2008. Trong 5 năm qua, Viện đã triển khai thực hiện 11 đề tài cấp Bộ, 44 đề tài cấp cơ sở và 9 đề tài hợp tác quốc tế về các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu khoa học cơ bản; các đề tài được Hội đồng Khoa học công nghệ của Bộ Y tế và Viện đánh giá cao với 80% số đề tài đạt khá trở lên; ứng dụng có hiệu quả vào giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong, khống chế dịch bệnh và giải quyết được các vấn đề khó khăn thực tiễn trong kiểm soát dịch bệnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Viện chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, không ngừng gửi đào tạo sau đại học ở trong nước cũng như nước ngoài. Trong 5 năm qua, Viện tham gia nhiều dự án quốc tế có hiệu quả cao trong phòng chống sốt rét và phòng chống các bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam.

Với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ viên chức của Viện SRKSTCT Quy Nhơn cùng với sự trưởng thành qua 35 năm xây dựng và phát triển, toàn thể cán bộ Viện luôn nỗ lực phát huy thành quả đạt được, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 
- Viện SRKSTCT Quy Nhơn chịu trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền ở 15 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, gồm 11 tỉnh ven biển miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông).
 
Đây không chỉ là khu vực trọng điểm sốt rét với gần 50% số mắc sốt rét và 80% số tử vong sốt rét của cả nước, mà còn là điểm nóng về các bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây, ấu trùng sán lợn, ấu trùng giun đũa chó/mèo, giun lươn, giun đầu gai và các bệnh do côn trùng truyền như: Sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết, sốt mò... ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sức sản xuất của người dân.
 
- So với thời điểm bùng nổ dịch sốt rét năm 1991 với 205.222 bệnh nhân, 9.610 ca sốt rét ác tính, 1.777 ca tử vong sốt rét và hàng chục vụ dịch sốt rét xảy ra; thì đến năm 2010 chỉ còn 19.471 ca mắc sốt rét (giảm 90,51%), 100 ca sốt rét ác tính (giảm 98,96%), 7 ca tử vong sốt rét (giảm 9961%), hơn 10 năm trở lại đây không có dịch xảy ra, sự bùng nổ sốt rét đã bị chặn đứng và đang được đẩy lùi.
 
- So với năm 2005, năm 2010 bệnh nhân sốt rét giảm 52,68%; sốt rét ác tính giảm 44,13%; tử vong giảm 46,15%, tỉ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 23,68%. 
 
- So với năm 2009, năm 2010 bệnh nhân sốt rét giảm 3,81%; sốt rét ác tính giảm 7,41%; tử vong sốt rét giảm 53,33%, ký sinh trùng sốt rét tăng 11,16%, không có dịch xảy ra từ năm 2005 - 2010.
 
PGS.TS Triệu Nguyên Trung
(Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu xử lý nghiêm và giao vụ việc cho cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì xảy ra tại TP Vũng Tàu.

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Y tế - 15 giờ trước

Một trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng

Y tế - 2 ngày trước

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.

Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng

Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 3 ngày trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 tuần trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Top