Việt Nam có nhiều tiến bộ trong phát hiện sớm, điều trị ung thư
GiadinhNet - Các phác đồ điều trị ung thư ngày càng phong phú và thay đổi không ngừng, từ phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều trị triệu chứng, GS.TS Trần Văn Thuấn đánh giá.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội, ngày 15/12.
Thứ trưởng đánh giá những năm gần đây, tỷ lệ chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm có xu hướng gia tăng giúp cho tỷ lệ điều trị khỏi được cải thiện và thời gian sống thêm được kéo dài. Hiệu quả chẩn đoán và điều trị được nâng cao là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật, cải tiến phác đồ điều trị, các chương trình đào tạo trong và ngoài nước.
GS.TS Trần Văn Thuấn cho hay ung thư vẫn có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng của các nước. Theo Globocan 2018, ước tính Việt Nam mỗi năm có khoảng 165.000 ca mắc mới, trong đó có khoảng 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư. Vì vậy, ngành Y tế cần tiếp tục cần tiếp tục đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp hiện đại điều trị cho bệnh nhân.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể Bộ môn Ung thư (Đại học Y Hà Nội) và hai cá nhân gồm: PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn, PGS.TS Lê Chính Đại, Giảng viên cao cấp Bộ môn Ung thư.
Đặc biệt, vấn đề nhân lực cũng cần phải trú trọng. Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 1980, hiện do GS.TS Trần Văn Thuấn làm Chủ nhiệm. Tính đến năm 2020, Bộ môn có 21 cán bộ cơ hữu và 27 giảng viên thỉnh giảng với đầy đủ chuyên môn sâu thuộc các phân môn trong chuyên ngành Ung thư.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho hay Việt Nam đã rất tiến bộ trong điều trị ung thư. Ngoài phẫu thuật, xạ trị và hoá trị là 3 phương pháp kinh điển trong điều trị ung thư, các bệnh viện lớn đang triển khai điều trị đích và miễn dịch là hai phương pháp mới nhất.

Các cá nhân thuộc Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội, đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo PGS Quảng, tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, tái phát di căn điều trị tại bệnh viện tuyến Trung ương đều được sử dụng thuốc nhắm trúng đích, hiện BHYT hỗ trợ chi trả 50%.
Các số liệu theo dõi cho thấy, các bệnh nhân ung thư phổi, gan, buồng trứng, vú, đại trực tràng, thận, khoang miệng… khi sử dụng thuốc điều trị đích đều tăng thời gian sống thêm. Riêng với ung thư phổi, khi dùng thuốc điều trị đích có thể kéo dài thời gian sống thêm hơn 3 năm so với trước.
Trong khi đó điều trị miễn dịch đang được kỳ vọng, cũng là xu hướng trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, chi phí của 2 phương pháp miễn dịch rất đắt. Một số bệnh nhân tự bỏ tiền điều trị, mất khoảng 120 triệu đồng/tháng. Một số trường hợp khác được các hãng dược lớn hỗ trợ.
Tại Việt Nam, gần 60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị. Phương pháp này cũng đóng góp 50% thành công điều trị ung thư. Xạ trị có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh, ngoài triệt căn còn phối hợp thu nhỏ khối u trước mổ, giảm đau cho bệnh nhân giai đoạn cuối.
Suốt 40 năm qua, hàng nghìn lượt học viên, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ung thư của Đại học Y Hà Nội đã về công tác tại các bệnh viện/trung tâm/khoa/bộ môn ung thư trên cả nước, đóng góp to lớn trong công tác phòng chống ung thư cũng như sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
V.Thu

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.