Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?

Thứ bảy, 13:46 28/09/2024 | Giáo dục

Với gần 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thành trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo mới nhất.

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế theo học tại một trường ĐH Việt Nam, tháng 10/2023.

Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu ròng người học

Báo cáo "Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á: Bài học và dẫn chứng" do Bộ GD-ĐT và Hội đồng Anh đồng thực hiện đã giới thiệu một số phát hiện, phân tích ban đầu hôm 26/9. Đây là kết quả sau khi nhóm nghiên cứu xem xét các chính sách, tài liệu liên quan, khảo sát 120 trường ĐH tại Việt Nam, phỏng vấn chuyên sâu với hơn 30 bên liên quan ở Việt Nam và nước ngoài...

Báo cáo cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 3 về xuất khẩu ròng học sinh, sinh viên, với số lượng người Việt theo học ở các quốc gia khác lớn hơn nhiều so với số lượng người nước ngoài học tại Việt Nam. Tính riêng năm 2021, con số này là 129.000 người và xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ. Đây cũng là thực trạng của Singapore, Malaysia vào đầu những năm 2000.

"Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều đã 'lấy lại' được sự cân bằng và hiện là những quốc gia nhập khẩu ròng, thu hút số lượng lớn sinh viên theo học tại chính quốc gia của mình. Hay như các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia này đang là một trong những điểm đến du học quốc tế phát triển nhanh nhất thế giới", báo cáo nêu, từ đó đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách.

Cụ thể, để đạt mục tiêu trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới tại Đông Nam Á, Việt Nam nên tạo môi trường thuận lợi để sinh viên quốc tế đến và học tập, đồng thời phải quốc tế hóa giáo dục ở cấp độ vĩ mô. Song song đó, nước ta cũng cần thu hút thêm sinh viên quốc tế, tăng số lượng các chương trình liên kết đào tạo, cơ sở chi nhánh của trường ĐH nước ngoài và tạo môi trường đầu tư giáo dục thuận lợi.

Báo cáo cũng nhấn mạnh một số bài học để trở thành một điểm đến giáo dục quốc tế. Đó là xây dựng một thương hiệu giáo dục quốc gia, cam kết với một chiến lược giáo dục quốc tế, mở rộng các chương trình dạy bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ thông dụng khác, thu thập dữ liệu giáo dục ĐH một cách có hệ thống, phát triển cổng thông tin cho người học và các hỗ trợ cho nhóm này...

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 2.

So sánh các chính sách về giáo dục quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia ở thời điểm hiện tại.

"Việt Nam mong muốn trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, khuyến khích các trường ĐH quốc tế thành lập phân hiệu tại Việt Nam, khuyến khích các trường ĐH trong nước tăng cường hợp tác với các trường ĐH quốc tế có uy tín để phát triển chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Điều này không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu mà còn góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và nghiên cứu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao trong khu vực", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ tại sự kiện.

Ra mắt cổng thông tin về liên kết đào tạo

Theo thông tin từ báo cáo, về số lượng sinh viên quốc tế, Việt Nam hiện tiếp nhận 4.300 - 5.000 sinh viên từ các chương trình chính khóa, 1.400 - 3.900 sinh viên từ các chương trình ngắn hạn mỗi năm. Trong đó, sinh viên chính khóa chủ yếu đến từ Lào, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Trung Quốc, và sinh viên ngắn hạn chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines và Pháp.

Đáng chú ý, 43,7% sinh viên chính khóa và 62,7% sinh viên ngắn hạn chủ yếu học tại 5 trường ĐH Việt Nam, cho thấy hiện chỉ có một nhóm nhỏ các trường có khả năng thu hút sinh viên quốc tế. Và tính tới tháng 6.2024, Việt Nam có 369 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang được triển khai, trong đó Anh là quốc gia dẫn đầu với 120 chương trình.

"Liên kết giáo dục quốc tế là một phần không thể thiếu trong việc phát triển các chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên trong một quốc gia và giữa các quốc gia. Chúng tôi luôn mong muốn tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động liên kết đào tạo, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại trải nghiệm học tập tốt cho học viên cũng như tăng tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp", bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, chia sẻ trong phần trình bày báo cáo.

Việt Nam có thể trở thành điểm đến giáo dục mới ở Đông Nam Á?- Ảnh 3.

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự sự kiện hôm 26/9.

Tại sự kiện, Bộ GD-ĐT cũng chính thức ra mắt Cổng thông tin về liên kết đào tạo. Đây là dự án với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh, sẽ là nơi cung cấp thông tin chính thức, khách quan cho những ai quan tâm tới hoạt động liên kết đào tạo, chương trình hợp tác, chương trình giảng dạy và những quy định liên quan. Cổng thông tin hiện đã mở và có thể truy cập tại địa chỉ https://hed.moet.gov.vn/.

Cùng ngày cũng diễn ra chương trình thảo luận bàn tròn về việc thúc đẩy giáo dục xuyên quốc gia giữa Anh và Việt Nam do Đại sứ quán Anh, Hội đồng Anh và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức. Ông Marcus Winsley, Phó đại sứ, Đại sứ quán Anh ở Việt Nam, nhấn mạnh tại chương trình rằng quan hệ Anh và Việt Nam đang ở mức cao nhất, trong đó giáo dục là trụ cột chính.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thầy lội bùn 2 tiếng vác khoai, gạo về trường, cô trắng đêm canh cho trò ngủ sau bão lũ

Thầy lội bùn 2 tiếng vác khoai, gạo về trường, cô trắng đêm canh cho trò ngủ sau bão lũ

Giáo dục - 2 giờ trước

Một tuần sau khi cơn lũ quét qua, các học trò tại Bát Xát, Lào Cai lần lượt được thầy cô đưa trở lại trường sau nhiều ngày bị chia cắt, cô lập vì sạt lở.

Quốc gia dự kiến đưa môn Âm nhạc, Thể dục vào thi tốt nghiệp THPT

Quốc gia dự kiến đưa môn Âm nhạc, Thể dục vào thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 8 giờ trước

Nghệ thuật, Âm nhạc và Giáo dục thể chất có thể trở thành những môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Phần Lan.

Lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT

Lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT

Giáo dục - 9 giờ trước

Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình bị cách chức vì liên quan đến sai phạm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.

10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, đứng đầu không phải Harvard

10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, đứng đầu không phải Harvard

Giáo dục - 9 giờ trước

U.S. News & World Report đã công bố danh sách các trường đại học hàng đầu tại Mỹ năm học 2024-2025, đánh dấu năm thứ 40 liên tiếp thực hiện đánh giá này. Những tên tuổi đứng đầu bảng xếp hạng không có nhiều thay đổi.

Chao đảo giữa cơn 'bão giá', nhiều sinh viên làm thêm 2-3 việc vẫn không đủ sống

Chao đảo giữa cơn 'bão giá', nhiều sinh viên làm thêm 2-3 việc vẫn không đủ sống

Giáo dục - 1 ngày trước

Giữa thời điểm kinh tế khó khăn, nhiều sinh viên phải chật vật, co kéo chi tiêu, làm thêm 2-3 công việc để đủ trang trải sinh hoạt phí và có tiền đóng học.

Lào Cai tạm dừng thu học phí để giảm bớt khó khăn sau bão số 3

Lào Cai tạm dừng thu học phí để giảm bớt khó khăn sau bão số 3

Giáo dục - 1 ngày trước

UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở GD&ĐT thông báo cho các cơ sở giáo dục tạm thời chưa thu học phí từ tháng 9 đến hết tháng 11 năm 2024.

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em

Giáo dục - 2 ngày trước

Em Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang từng đứng trước nguy cơ nghỉ học vì nhà nghèo. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, Mí Phềnh không chỉ học giỏi mà còn trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.

Tạm đình chỉ nữ giáo viên bị tố xúc phạm, ép học sinh đi học thêm ở Ninh Bình

Tạm đình chỉ nữ giáo viên bị tố xúc phạm, ép học sinh đi học thêm ở Ninh Bình

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nữ giáo viên chủ nhiệm tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP. Ninh Bình) bị tạm đình chỉ công tác để xác minh, làm rõ việc bị phụ huynh tố xúc phạm, ép học sinh đi học thêm.

Tin vui cho hàng nghìn giáo viên, mức lương có thể được xếp cao nhất nếu đề xuất được thông qua

Tin vui cho hàng nghìn giáo viên, mức lương có thể được xếp cao nhất nếu đề xuất được thông qua

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Giáo viên ở Hà Nội phân công phụ huynh 'sau 17h mang chổi đến trực nhật lớp'

Giáo viên ở Hà Nội phân công phụ huynh 'sau 17h mang chổi đến trực nhật lớp'

Giáo dục - 2 ngày trước

Đại diện nhà trường thừa nhận việc giáo viên chủ nhiệm phân công phụ huynh tới lớp trực nhật là không hợp lý.

Top