'Vợ ơi, nhà mình sập rồi'
Căn nhà mới xây của gia đình anh Sơn bị sóng lũ đánh sập hơn một nửa chỉ trong 2 ngày. Chưa kịp ổn định cuộc sống, anh lại tiếp tục lo lắng về trận bão sắp tới.
“Vợ ơi, nhà mình bị sóng đánh sập rồi”, anh Sơn nói với vợ.
Chị Tằm rời mắt khỏi 2 đứa con, ngẩng mặt lên nhìn chồng, không biết nói gì. Sau câu nói của anh Sơn, nỗi lo dồn dập ập đến trong suy nghĩ của chị.
Chỉ 2 ngày kể từ khi lũ về, căn nhà nhỏ của gia đình anh Trương Nam Sơn (33 tuổi) và chị Trần Thị Tằm (30 tuổi, ngụ đội 4, thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã bị đánh sập trong đợt lũ lịch sử.
Căn nhà mới xây đổ sập một phần
Nghe tin Quảng Bình sắp có lũ, hôm 17/10, chị Tằm vội gọi điện bảo chồng về. Một mình chị cùng 2 đứa con nhỏ không thể chống chọi với trận lũ dữ.
Ngay trong đêm hôm ấy, anh bỏ dở công việc, lập tức khăn gói bắt xe từ Hà Nội về Quảng Bình. Sáng 18/10, anh đặt chân đến Lệ Thủy, lúc ấy, nắng vẫn còn trải trên cánh đồng sau nhà.
Vậy mà chỉ vài giờ sau, bầu trời bị mây đen che phủ. Khi ấy, anh nghĩ trận lũ này cũng chỉ như trước đây, chóng đến chóng đi, và gia đình anh lại trở về nhịp sống thường ngày.
Ngôi nhà mới xây của gia đình anh Sơn bị sóng đánh sập một bức tường và làm đổ nhiều mảng trong nhà. Ảnh: Thu Hằng. |
Chiều tối 18/10, nước lũ sông Kiến Giang lên quá nhanh, cả cánh đồng xanh mướt sau nhà bỗng chốc biến thành sông. Anh Sơn di chuyển đồ đạc lên nơi khô ráo rồi dựng một dàn giáo cao 1,7 m ngay giữa nhà để vợ con trú tạm, phòng khi nước lên.
Đến sáng 19/10, nước lũ dâng tới 1,5 m và vẫn còn lên cao nữa, trời mưa tầm tã. Người đàn ông 33 tuổi quyết định đưa vợ con đến trường mầm non gần nhà để tránh lũ. Chiếc thuyền gỗ nhỏ vốn chỉ dùng để chăn vịt nay lại thành phương tiện cứu sống cả gia đình.
“Tầm 13h ngày 20/10, tôi quay lại nhà xem thì thấy nhà đổ hết rồi. Suy nghĩ đầu tiên là bao nhiêu tháng làm công ở Hà Nội thế là đi hết”, anh Sơn kể, giọng trầm buồn.
Năm 2005, gia đình anh được một tổ chức nước ngoài tài trợ, xây cho một căn nhà hai gian, rộng 50 m2. Ba thế hệ gia đình sống trong căn nhà từ ngày đó. Đến năm 2019, anh dành dụm được khoảng 40 triệu và quyết định tự tay xây cho vợ chồng em gái một căn nhà 35 m2 ngay bên cạnh để cả nhà được sống rộng rãi hơn.
Căn nhà mới bị sóng lũ đánh sập một nửa chỉ trong 2 ngày. Những bức tường bê tông bị lũ “gặm” loang lổ, không còn hình dáng ngôi nhà. Căn nhà cũ bên cạnh cũng bị sóng vỗ nứt nhiều mảng tường. Sàn nhà bong tróc gần hết. Anh Sơn, chị Tằm không còn nhận ra ngôi nhà của mình nữa.
Nỗi lo cơn bão ngoài xa
Mấy ngày mưa lũ, không có điện, anh Sơn gần như bị cắt đứt liên lạc với bên ngoài. Anh chỉ nghe người dân truyền tai nhau rằng miền Trung lại sắp đón một cơn bão mới. Sau đợt lũ này, anh còn chưa biết tính sao thì lại phải loay hoay nghĩ cách đối phó với trận bão sắp tới.
Anh bảo tình hình này chưa thể về Hà Nội tiếp tục làm việc mà phải ở lại đến khi bão qua hẳn, cả nhà an toàn anh mới yên tâm đi làm. Căn nhà đã sập một nửa thì đành bỏ, không dám ở tiếp. Cả gia đình 9 người sống tạm trong căn nhà cũ 50 m2. Căn nhà cũng bị lũ đánh tan hoang, nhưng ít ra vẫn có nơi che mưa che nắng.
Suốt 5 ngày qua, trường Mầm non Lộc Thủy trở thành nơi ở tạm của đại gia đình anh Sơn.
Bé Bảo Yến (5 tuổi) trở thành “học sinh toàn thời gian” khi mái trường trở thành nơi che chở những ngày lũ lụt. Còn Bảo Châu (7 tuổi) liên tục chạy nhảy từ phòng học ra hành lang, rồi lại nhảy lên thuyền theo ba mẹ đi xin thức ăn, lúc nào cũng vui vẻ.
Anh Sơn bảo thấy nụ cười của hai con thì vẫn còn thấy hy vọng, còn động lực để tiếp tục làm lại từ đầu.
"Mong muốn lớn nhất của mình bây giờ là được nhà hảo tâm nào đó hỗ trợ để sửa lại nhà, sớm có nơi ở an toàn cho mấy đứa nhỏ khi những cơn bão đến dồn dập", anh chia sẻ.
Sáng 23/10, Quảng Bình hửng nắng, trời tạnh ráo hẳn. Nước lũ cũng rút dần. Để vợ ở lại trường học chăm mấy đứa nhỏ, anh trở lại nhà, lau chùi, dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc để cả gia đình kịp về nhà trước khi cơn bão mới đến.
Căn nhà của gia đình anh Sơn tan hoang sau lũ. Ảnh: Thu Hằng. |
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, trong đợt lũ vừa qua, toàn tỉnh có hơn 109.000 căn nhà bị ngập. Trong đó, huyện Lệ Thủy có số nhà bị ngập nước nhiều nhất với 32.000 căn. Sau đó là thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh với số nhà bị ngập là 13.000-26.000. Các huyện còn lại có dưới 10.000 căn nhà bị ngập.
Đặc biệt, huyện Lệ Thủy có 11 nhà bị sóng đánh sập. Huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hóa có hai nhà bị sập.
Tính đến sáng 23/10, huyện Lệ Thủy còn hơn 1.000 nhà dân bị ngập tại các xã Lộc Thủy, An Thủy, Hồng Thủy, Sơn Thủy, Dương Thủy và thị trấn Kiến Giang.
Huyện Quảng Ninh, huyện Minh Hóa và thị xã Ba Đồn lần lượt còn 537, 450 và 8 nhà bị ngập. Riêng huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Trạch, Lệ Thủy là những nơi vẫn còn thôn, bản bị chia cắt.
Về thiệt hại ban đầu, tính đến sáng 23/10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình ước tính có 9 người chết và 95 người bị thương. Trong đó, huyện Lệ Thủy có trường hợp 2 anh em 7 tuổi và 1 tuổi tại thôn 3 Thanh Tân, xã Thanh Thủy, thiệt mạng khi đi tránh lũ.
Huyện Quảng Ninh cũng có 2 trường hợp tử vong, một do đuối nước và một do dọn đồ tránh lũ bị trượt chân ngã. Những trường hợp còn lại ở huyện Tuyên Hóa (1 người), huyện Minh Hóa (1 người), thị xã Ba Đồn (2 người), thành phố Đồng Hới (1 người).
Theo Zing
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.